Sau sáp nhập, dân thành phố nào có thể đi lại trong nội thành bằng máy bay?
Sau sáp nhập, một số tỉnh/thành ở Việt Nam sẽ có 2 sân bay đang hoạt động. Tuy nhiên, ở một thành phố, người dân có thể di chuyển trong thành phố này bằng đường hàng không.
1. Việt Nam hiện có bao nhiêu sân bay đang hoạt động?
21
0%
22
0%
23
0%
Chính xác
Hiện cả nước có 22 sân bay đang được khai thác gồm: Nội Bài, Điện Biên, Cát Bi, Vân Đồn, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương, Tân Sơn Nhất, Côn Đảo, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Cà Mau.
2. Sau sáp nhập, những tỉnh/thành nào sẽ có hai sân bay hoạt động?
TPHCM
0%
Kiên Giang
0%
Đắk Lắk
0%
Gia Lai
0%
Cả 4 phương án trên
0%
Chính xác
Trung ương đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành (gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
- Trong đó, TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu + Bình Dương => TPHCM.
TPHCM hiện có sân bay Tân Sơn Nhất; Bà Rịa - Vũng Tàu có sân bay Côn Đảo. Do vậy, sau khi sáp nhập TPHCM mới sẽ có 2 sân bay đang hoạt động là Tân Sơn Nhất và Côn Đảo.
- Đắk Lắk + Phú Yên => Đắk Lắk
Đắk Lắk hiện có sân bay Buôn Ma Thuột. Trong khi đó Phú Yên có sân bay Tuy Hòa. Do vậy, tỉnh Đắk Lắk mới sẽ có 2 sân bay là Buôn Ma Thuột và Tuy Hòa.
Riêng tỉnh Kiên Giang hiện đang có 2 sân bay hiện hữu là Rạch Giá và Phú Quốc. Dự kiến tỉnh An Giang sáp nhập với Kiên Giang => Kiên Giang. Nên tỉnh Kiên Giang mới có 2 sân bay là Rạch Giá và Phú Quốc.
- Gia Lai + Bình Định => Gia Lai
Hiện Gia Lai có sân bay Pleiku. Bình Định có sân bay Phù Cát. Nên tỉnh Gia Lai mới sẽ có 2 sân bay là Pleiku và Phù Cát.
3. Hiện tại sân bay nào lớn nhất cả nước?
Tân Sơn Nhất
0%
Nội Bài
0%
Đà Nẵng
0%
Chính xác
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất Việt Nam hiện nay với tổng diện tích 605,95 ha cho hàng không dân dụng và 894,05 cho quân sự. Sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc ở đường Trường Sa, P.2, Q. Tân Bình, TPHCM. Năng lực phục vụ 28 triệu hành khách mỗi năm.
Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất có tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, khởi công cuối năm 2022 vừa đưa vào hoạt động cách đây vài ngày. Đây là nhà ga nội địa lớn nhất cả nước với công suất 20 triệu hành khách mỗi năm, nâng tổng năng lực khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách.
4. Dự kiến sân bay nào sẽ lớn nhất trong tương lai?
Tân Sơn Nhất
0%
Nội Bài
0%
Long Thành
0%
Chính xác
Sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai. Dự kiến công suất hoạt động của sân bay sẽ là 100 triệu hành khách/năm.
Sân bay quốc tế Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TPHCM 40km về hướng Đông, cách sân bay Tân Sơn Nhất 43km, cách thành phố Biên Hòa 30km về hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70km về hướng Bắc.
Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ có tổng cộng 4 đường bằng được thiết kế đạt chuẩn quốc tế đảm bảo phục vụ được các loại máy bay hai tầng khổng lồ. Ngoài ra, dự kiến sân bay sẽ có 4 nhà ga rộng lớn, đặc biệt nhà ga hàng hóa có thể đảm bảo công suất lên đến 5 triệu tấn/năm.
5. Cả nước có bao nhiêu sân bay quốc tế?
10
0%
11
0%
12
0%
Chính xác
Trong 22 sân bay dân dụng đang hoạt động, trong đó có 11 sân bay quốc tế gồm: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Vân Đồn, Liên Khương.
6. Thành phố nào sẽ có đường bay trong phạm vi nội thành?
Hà Nội
0%
TPHCM
0%
Đà Nẵng
0%
Chính xác
Dự kiến sáp nhập TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu + Bình Dương thành TPHCM.
Hiện TPHCM có sân bay Tân Sơn Nhất.
Bà Rịa - Vũng Tàu có sân bay Côn Đảo. Nên sau khi sáp nhập TPHCM là thành phố duy nhất có đường bay nội thành từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Côn Đảo, người dân có thể di chuyển trong thành phố bằng đường hàng không.
Ngoài ra, hiện người dân Kiên Giang có thể đi lại trong tỉnh bằng máy bay bởi ở địa phương này có đường bay từ TP Rạch Giá đến TP Phú Quốc và việc này vẫn diễn ra sau khi sáp nhập tỉnh.