Sau 50 năm giải phóng: Thủy lợi Bình Thuận và 'sứ mệnh' phục vụ đa mục tiêu
Bình Thuận là một trong những vùng khô hạn nhất nước. Từ nhiều năm qua, đây được ví là vùng đất khó - khô – khổ do thiếu nước, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân. Chính vì vậy, thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng để phát triển đời sống, sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
Niềm vui khi nước thủy lợi phủ khắp
Những ngày tháng tư lịch sử, trong không khí sôi nổi của dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, người dân Bình Thuận phấn khởi, hân hoan trong niềm vui chung của dân tộc. Sau 50 năm giải phóng, cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội, thì thủy lợi được xem là thành tựu không nhỏ, góp phần “vẽ màu xanh” trên vùng đất khô hạn Bình Thuận, giúp đời sống nhân dân ngày càng khởi sắc…

Ông Mang Đưng (ngoài cùng bên phải), thôn Tân Điền, xã Phan Điền vui mừng khi kênh thủy lợi đi qua xã, cung cấp nước sản xuất cho nhân dân.
Niềm vui đó được ông Mang Đưng, thôn Tân Điền, xã Phan Điền, huyện Bắc Bình chia sẻ khi đứng nhìn dòng nước trong xanh, mát rượi đang chảy về qua hệ thống kênh thủy lợi, đi qua địa bàn xã Phan Điền. Ông Đưng kể lại: “Vùng đất này trước đây rất khó khăn, khô cằn, chỉ sản xuất 1 vụ/năm do phụ thuộc vào thời tiết. Đến khi Nhà nước có chủ trương xây dựng kênh Úy Thay – Đá Giá và nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn đã giúp đời sống bà con xua đi nỗi lo thiếu nước. Từ khi có thủy lợi, bà con từ sản xuất 1 vụ sang 3 vụ, chuyển đổi cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích. Nhờ vậy, thu nhập người dân địa phương ngày càng tăng”.

Kênh chuyển nước đi qua xã Phan Điền.
Ông Nguyễn Văn Công, thôn 1, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong cùng chung niềm vui: Tuy Phong là vùng đất nắng gió, thường xuyên xảy ra thiếu nước. Kể từ khi có hồ, đập thủy lợi, đời sống người dân và nông dân có sự phát triển. Trước kia hạn hán, 1 năm được 1- 2 vụ, nay có công trình thủy lợi, nông dân chủ động nước nên sản xuất 2 năm được 5 vụ, đời sống nông dân có sự phát triển đáng kể.

Hồ chứa nước Ba Bàu (Hàm Thuận Nam).
Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Thuận cho biết: Sau Ngày giải phóng 30/4/1975, trên địa bàn chỉ có 28 công trình thủy lợi nhỏ với năng lực thiết kế tưới 1.200 ha, không có công trình hồ chứa mà hầu hết là các đập dâng được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa. Nhưng đến năm 2024, toàn tỉnh đã có 78 hệ thống công trình thủy lợi đã đưa vào khai thác sử dụng, tổng năng lực tưới thiết kế 76.680 ha, bao gồm 49 hệ thống hồ chứa nước, 89 đập dâng, 21 hệ thống trạm bơm, 188 cống đầu mối; trên 5.000 công trình trên kênh các loại. Tổng chiều dài hệ thống kênh mương các cấp là hơn 4.069 km.

Đập dâng Tà Pao (Tánh Linh).
Đáng chú ý, tổng dung tích trữ của 49 hồ chứa là 441,33 triệu m3, cùng với việc điều tiết tận dụng lượng nước sau phát điện của hồ thủy điện Đại Ninh thông qua hồ Sông Lũy, hồ thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi thông qua đập dâng Tà Pao đã cơ bản giải quyết nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hệ thống hồ chứa được đầu tư kiên cố.
Vươn mình hồi sinh
Có thể nhắc đến những dự án thủy lợi lớn, quan trọng trên địa bàn tỉnh là Hệ thống hồ Sông Quao khởi công 1986, hoàn thành 1998, dung tích hữu ích 80 triệu m3, năng lực thiết kế 8.120 ha. Nhờ bổ sung nguồn từ kênh tiếp nước 812 - Châu Tá - Sông Quao đã tăng năng lực tưới lên đến 10.500 ha.

Hạ du hồ sông Lòng Sông.
Tại huyện Bắc Bình, hồ chứa nước Cà Giây được khởi công năm 1996, hoàn thành năm 2011 với tổng mức đầu tư hơn 115 tỷ đồng. Công trình cấp nước tưới cho 3.965 ha đất canh tác của huyện Bắc Bình. Ngoài ra, nhờ bổ sung nguồn nước xả sau Nhà máy thủy điện Đại Ninh (phát điện tháng 4/2008), đã đưa diện tích tưới của công trình lên 6.650 ha với 3 vụ, tăng hơn 2 lần so với thiết kế ban đầu.
Hay như hồ chứa nước Lòng Sông được khởi công tháng 10/2008, hoàn thành 2012, với dung tích hữu ích 37 triệu m3, tưới cho 4.260 ha đất canh tác thuộc huyện Tuy Phong, đồng thời cấp nước sinh hoạt cho 53.300 người, hiện nay đang phát huy tưới khoảng 3.400 ha/2 vụ.
Ở phía nam tỉnh, hồ Sông Móng được khởi công năm 2008, có năng lực thiết kế tưới 4.670 ha; tiếp nước cho kênh chuyển nước Sông Móng - Đu Đủ - Tân Lập, cùng với nguồn nước hồ Ba Bàu đã phục vụ tưới 5.450 ha (trong đó thanh long 5.130 ha) cho huyện Hàm Thuận Nam và đảm bảo nguồn nước thô sinh hoạt cho nhân dân.
Đáng nhắc đến, trong thời kỳ 2001-2025 thủy lợi Bình Thuận đã có 2 sự thay đổi lớn, khi Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi hoàn thành (công trình này khởi công ngày 16/5/1997), làm cho lượng nước sông La Ngà điều hòa hơn, và đây là cơ sở thực tiễn để ngành thủy lợi thực hiện hệ thống trạm bơm ven sông La Ngà (với gần 20 trạm bơm), làm nên bước phát triển nhảy vọt về sản xuất nông nghiệp cho vùng Đức Linh - Tánh Linh. Sau đó, đến tháng 4/2010 dự án hệ thống thủy lợi Tà Pao được Bộ Nông nghiệp và PTNT khởi công xây dựng, công trình có năng lực thiết kế 20.340 ha tưới cho cả 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh, hiện nay đã hoàn thành phần đầu mối hệ thống kênh chính Nam và kênh chính Bắc, đang phát huy tưới cho 13.700 ha…
Về phục vụ đa mục tiêu, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi đã lập dự thảo báo cáo kế hoạch khai thác phát triển đa mục tiêu các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong đó đề xuất phát triển tiềm năng nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ thủy lợi 16 hồ chứa có diện tích mặt nước khoảng 2.410,8 ha. Đồng thời, phát triển du lịch, dịch vụ trên hồ chứa thủy lợi có tổng diện tích mặt nước khoảng 1.196,9 ha; phát triển thủy điện nhỏ sau hồ và trên kênh thủy lợi 12 công trình với tổng công suất khoảng 1.023,8 MW...
Tự hào về những thành tựu có được, trong đó có ngành thủy lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh trong lời diễn văn kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận vào tối 19/4/2025 có nhắc đến: “Bình Thuận, một trong những vùng đất khô hạn nhất cả nước. Từ ngày giải phóng đến nay, đã vươn mình hồi sinh mạnh mẽ với kỳ tích về công tác thủy lợi. Các thế hệ cán bộ lãnh đạo tỉnh luôn trăn trở, tâm huyết, dồn nguồn lực của địa phương và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi. Đến nay, toàn tỉnh có các hệ thống thủy lợi được nối mạng với hàng trăm công trình hồ, đập, kênh, với tổng dung tích các hồ chứa 1.138 triệu m3; cơ bản chủ động được nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi phát triển đã giúp sản xuất nông nghiệp khởi sắc, đời sống người nông dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều sản phẩm chủ lực của Bình Thuận như thanh long đã tạo nên thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện chuyển đổi mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; hình thành nhiều hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Nông nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triển ngày càng hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao, đóng góp ngày hiệu quả hơn cho kinh tế địa phương...

Đánh bắt thủy sản trong hồ thủy lợi.
Về phục vụ đa mục tiêu, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi đã lập dự thảo báo cáo kế hoạch khai thác phát triển đa mục tiêu các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong đó đề xuất phát triển tiềm năng nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ thủy lợi 16 hồ chứa có diện tích mặt nước khoảng 2.410,8 ha. Đồng thời, phát triển du lịch, dịch vụ trên hồ chứa thủy lợi 17 hồ chứa có tổng diện tích mặt nước khoảng 1.196,9 ha; phát triển thủy điện nhỏ sau hồ và trên kênh thủy lợi 12 công trình với tổng công suất khoảng 1.023,8 MW...
Tự hào về những thành tựu có được, trong đó có ngành thủy lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh trong lời diễn văn kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận vào tối 19/4/2025 có nhắc đến: “Bình Thuận, một trong những vùng đất khô hạn nhất cả nước. Từ ngày giải phóng đến nay, đã vươn mình hồi sinh mạnh mẽ với kỳ tích về công tác thủy lợi. Các thế hệ cán bộ lãnh đạo tỉnh luôn trăn trở, tâm huyết, dồn nguồn lực của địa phương và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi. Đến nay, toàn tỉnh có các hệ thống thủy lợi được nối mạng với hàng trăm công trình hồ, đập, kênh, với tổng dung tích các hồ chứa 1.138 triệu m3; cơ bản chủ động được nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi phát triển đã giúp sản xuất nông nghiệp khởi sắc, đời sống người nông dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều sản phẩm chủ lực của Bình Thuận như thanh long đã tạo nên thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện chuyển đổi mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; hình thành nhiều hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Nông nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triển ngày càng hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao, đóng góp ngày hiệu quả hơn cho kinh tế địa phương...