Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tổng số cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước của tỉnh hiện nay là 29.206 người (giảm 2.501 người so với thời điểm 01/01/2020). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh chất lượng được nâng lên, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị theo vị trí việc làm, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tổng số cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước của tỉnh hiện nay là 29.206 người (giảm 2.501 người so với thời điểm 01/01/2020). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh chất lượng được nâng lên, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị theo vị trí việc làm, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, các ban, sở, ngành và huyện Lạc Sơn kiểm tra tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, các ban, sở, ngành và huyện Lạc Sơn kiểm tra tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, Tỉnh ủy đã lãnh đạo thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ với nội dung, phương pháp, cách làm có nhiều đổi mới. Công tác tuyển dụng thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy định; nhận xét, đánh giá CB,CC,VC theo hướng thực chất, hiệu quả, từng bước đánh giá bằng sản phẩm cụ thể; căn cứ kết quả xếp loại để bố trí, sử dụng CB,CC hợp lý, công tâm, khách quan. Việc bố trí, sử dụng, sắp xếp cán bộ đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ. Công tác bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử chặt chẽ, dân chủ, đảm bảo quy trình, quy định; quan tâm đào tạo, bổ nhiệm cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc quy hoạch cán bộ được tiến hành đồng bộ, liên thông giữa các khâu trong công tác cán bộ, đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu, độ tuổi theo quy định... Kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ tiếp tục được quan tâm, chú trọng thực hiện, góp phần đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực cũng như đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, kiểm soát quyền lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của đội ngũ cán bộ, thực tế cho thấy thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta một số cán bộ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chưa thực hiện tốt quy định nêu gương; chất lượng, hiệu quả công việc chưa tương xứng với trình độ đào tạo, chưa thực sự đề cao tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chưa có nhiều cán bộ có tư duy, tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển KT-XH. Do đó, việc thực hiện các nội dung sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống đã và đang được cán bộ, Nhân dân kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá mạnh mẽ, thực chất trong xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 11/12/2024, Ban Chỉ đạo (BCĐ) tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ về "thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Cụ thể, định hướng sau sắp xếp ở cấp tỉnh tối thiểu sẽ giảm 3 Ban Cán sự, 8 Đảng đoàn trực thuộc Tỉnh ủy; tăng 1 đảng ủy trực thuộc; giảm 1 cơ quan Đảng; giảm 1 ban của HĐND tỉnh; giảm được 5 sở trực thuộc UBND tỉnh. Ở cấp huyện, mỗi huyện giảm được 1 cơ quan Đảng; 2 phòng trực thuộc UBND huyện.

Khẩn trương thực hiện định hướng của BCĐ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Sở Nội vụ, ngày 18/12/2024, Văn phòng UBND tỉnh có văn bản đề nghị các đồng chí Ủy viên UBND tỉnh cho ý kiến về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tỉnh Hòa Bình (lần 2). Theo đó, dự kiến sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, tỷ lệ giảm là 16,67%; các phòng chuyên môn của các sở, ban, ngành (không tính Văn phòng và Thanh tra), tỷ lệ giảm là 15,47%. Đối với các Hội Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp tỉnh, sau khi thực hiện phương án sắp xếp dự kiến còn 10 Hội Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp tỉnh, giảm 3 đầu mối, tương đương với giảm 23,08%. Đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh, dự kiến sắp xếp giảm 10 đầu mối, tương đương với giảm 33,33%, còn 18 đầu mối. Ngoài ra, hiện nay toàn tỉnh có 47 BCĐ cấp tỉnh; dự kiến sẽ kết thúc hoạt động của 4 BCĐ hoạt động không hiệu quả và 4 BCĐ đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ; hợp nhất 2 BCĐ có tính chất tương đồng và có chung thành viên BCĐ; như vậy sẽ giảm 9 BCĐ, tương đương giảm 20%.

Trao đổi về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đồng chí Bùi Thị Minh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của tỉnh cần tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn, bám sát các nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của Trung ương; tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị về nhận thức và hành động trong quá trình tổ chức thực hiện. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu cho BCĐ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo chủ động rà soát, đề xuất, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần khẩn trương xây dựng dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của cấp ủy đảng. Đồng thời thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với CB,CC,VC, người lao động thuộc phạm vi lãnh đạo khi thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.

Dương Liễu

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/197066/sap-xep,-hoan-thien-to-chuc-bo-may-tinh-gon,-hoat-dong-hieu-luc,-hieu-qua.htm
Zalo