Sắp khánh thành di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Ngày 9/8, công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ được khánh thành.

Vào ngày 18/1, tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức Lễ khởi công Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Trải qua gần 7 tháng thi công, công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành gồm 3 hạng mục chính là nhà Tổng bộ Việt Minh; Nhà dạy học làm báo 2 tầng và các hạng mục khác (nhà bia, tường rào, cổng, nhà bảo vệ…).

Công trình tôn tạo Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được khởi công từ 18/1. Đến nay, công trình này cơ bản hoàn thành và chờ đón ngày khánh thành vào 9/8 (Ảnh: Công Luận).

Công trình tôn tạo Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được khởi công từ 18/1. Đến nay, công trình này cơ bản hoàn thành và chờ đón ngày khánh thành vào 9/8 (Ảnh: Công Luận).

Công trình được xây dựng trên diện tích 859m2 với tổng kinh phí khoảng 12 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, do Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Hội Nhà báo Việt Nam làm chủ đầu tư.

Theo Nhà báo Trần Thị Kim Hoa - Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam, chủ đầu tư dự án thì đây là một công trình mang tính nghệ thuật, văn hóa và lịch sử cao, do Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào trực tiếp thiết kế.

Di tích sau khi tu bổ, tôn tạo dự kiến sẽ được khai thác, tổ chức đón tiếp các đoàn khách tham quan, các nhà báo về nguồn, các sinh viên và học sinh học tập và trải nghiệm về lịch sử báo chí. Đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo về báo chí, tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, nơi phát thẻ hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, lễ trao các giải báo chí khu vực và địa phương…

Công trình không chỉ tái hiện lịch sử mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cao (Ảnh: Hội Nhà báo Việt Nam).

Công trình không chỉ tái hiện lịch sử mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cao (Ảnh: Hội Nhà báo Việt Nam).

Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn khi đi vào hoạt động, các trưng bày về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và Báo chí Chiến khu Việt Bắc tại đây không chỉ góp phần lưu giữ và giới thiệu những tư liệu, hiện vật báo chí giá trị giai đoạn 1946-1954 mà còn khẳng định được những thành quả to lớn của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong các cuộc đấu tranh vệ quốc và trong hành trình kiến thiết đất nước.

Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành gồm 3 hạng mục chính là nhà Tổng bộ Việt Minh; Nhà dạy học làm báo 2 tầng và các hạng mục khác (nhà bia, tường rào, cổng, nhà bảo vệ…). (Ảnh: Công Luận).

Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành gồm 3 hạng mục chính là nhà Tổng bộ Việt Minh; Nhà dạy học làm báo 2 tầng và các hạng mục khác (nhà bia, tường rào, cổng, nhà bảo vệ…). (Ảnh: Công Luận).

Nhà trưng bày Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Công Luận).

Nhà trưng bày Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Công Luận).

Nhà Tổng bộ Việt Minh phỏng dựng, xây mới theo kiến trúc nhà sàn truyền thống. (Ảnh: Công Luận).

Nhà Tổng bộ Việt Minh phỏng dựng, xây mới theo kiến trúc nhà sàn truyền thống. (Ảnh: Công Luận).

Ngày 4/4/1949, giữa núi rừng ATK Việt Bắc (nay tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã ra đời. Đây là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của Báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là cơ sở đào tạo duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tháng 3/2019, địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được xếp hạng di tích quốc gia. Ngày 4/4/2019, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Thái Nguyên đã khánh thành bia di tích nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Ngọc Châu

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/sap-khanh-thanh-di-tich-truong-day-lam-bao-huynh-thuc-khang-192240807135004677.htm
Zalo