Sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế là tội ác
Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ… là những hành vi vi phạm pháp luật, đáng lên án, nhưng hàng giả trong lĩnh vực y tế không còn chỉ đơn thuần là gian lận thương mại mà là tội ác. Việc sử dụng các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị - Ảnh: VGP/HM
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại hôịnghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu,gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế diễn ra ngày 23/5.
Theo Trung tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điêùtra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an, từ đầu năm đếnnay, riêng về tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, cơ quan công an đã khởi tố6 vụ án với hơn 104 bị can.
Từ những vụ khởi tố tội phạm sản xuất hàng giả, cơ quan chứcnăng đã xác định các nhóm thủ đoạn gồm:
Thứ nhất, các đối tượng lợi dụng cơ chế tự công bố sản phẩm,đăng ký tiêu chuẩn hàm lượng cao nhưng sản xuất không đúng tiêu chuẩn công bố.
Thứ hai, các sản phẩm được "thổi phồng" tính năngcông dụng, lừa dối người tiêu dùng nhằm mục đích trục lợi.
Thứ ba, các đối tượng thành lập nhiều doanh nghiệp, đăng kýtại nhiều địa điểm khác nhau, nhập nguyên liệu, nhà máy sản xuất, đăng ký sảnphẩm, truyền thông, phân phối…, hoạt động khép kín để hợp thức, nhằm trốn tránhsự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Thứ tư, các đối tượng có sự câu kết, móc nối với một số cơquan chức năng, đơn vị liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệpnhư cung cấp phiếu kiểm nghiệm khống để hợp thức hóa thủ tục xin công bố sản phẩm.

Trung tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an - Ảnh: VGP/HM
Mới đây, Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can nguyên là lãnh đạo,cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có một số vi phạm khi cấp phép giấy chứngnhận nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng theo tiêu chuẩn GMP, cấp hồ sơ công bốsản phẩm. Các đối tượng cũng lợi dụng những hạn chế trong công tác hậu kiểm đểvi phạm.
Cũng theo Trung tá Vũ Thanh Tùng, một số tồn tại, vướng mắc,bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan lĩnh vực dược, an toànthực phẩm, việc chậm trễ ban hành các quy định, hướng dẫn thi hành luật cũng đãtạo lỗ hổng để các đối tượng lợi dụng.
"Chúng tôi đã có kiến nghị tăng mức phạt tù, nâng mức xửphạt tiền trong lĩnh vực này để đảm bảo tính răn đe. Đồng thời, chúng ta cũngphải nhận thức rõ, việc phòng chống thuốc, thực phẩm giả không chỉ là trách nhiệmcủa Bộ Y tế mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địaphương", đại diện C03 cho biết.
Địa phương vướng mắc trong công tác hậu kiểm
Nhận định công tác hậu kiểm hiện nay còn nhiều khó khăn tạiđịa phương, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, những đôítượng cầm đầu đường dây thường không trực tiếp tham gia sản xuất mà chỉ đạonhân viên, thuê nơi sản xuất ở vị trí vắng vẻ, xa trung tâm. Nhiều đối tượng đãbị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm do lĩnh vực này đem lại lơịnhuận cao.
"Qua kiểm tra đột xuất thời gian vừa qua, Thành phố nhậnthấy, nhiều cơ sở kinh doanh dược, thiết bị có sự chuẩn bị, đề phòng trước nênđã chuyển hàng hóa đi nơi khác cất giấu; các đối tượng còn tạo tài khoản giả,nên rất khó xác định nơi chứa hàng hóa vi phạm để kiểm tra xử lý, khó xác địnhchủ thể hay hành vi vi phạm và gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi phạm hànhchính…", đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết.
Đại diện Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cũng cùng nhận định trên vàcho hay, từ đầu năm 2024, địa phương đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra nhưng rấtkhó để xác định được hàng giả. Theo quy định lấy mẫu, địa phương chỉ kiểm trađược chỉ số an toàn thực phẩm, chứ không kiểm tra được chất lượng.
Khi thực hiện kiểm tra, đoàn cũng chỉ kiểm tra hậu kiểm ở cơsở sản xuất và chỉ có thể kiểm tra chất lượng khi người dân có ý kiến.
Vì vậy, các địa phương kiến nghị các cơ quan chức năng cần sưảđổi Nghị định 15 về an toàn thực phẩm, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cácdoanh nghiệp, khi có đầu ra cần phải chứng minh được sản phẩm đó đạt chất lượnghay không, đồng thời có hình phạt đủ sức răn đe với các sai phạm này.
Đề nghị xử lý các hành vi vi phạm ở mức cao nhất
Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhận định, hàng giả, hàng khôngrõ nguồn gốc xuất xứ… là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng hàng giả tronglĩnh vực y tế không còn chỉ đơn thuần là gian lận thương mại mà là tội ác. Việcsử dụng các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của ngươìdân.
Bộ trưởng cho rằng, cần phải có giải pháp mạnh mẽ hơn để tậptrung giải quyết vấn đề này. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà cảthế giới đều nhức nhối. Thậm chí nhiều đối tượng làm giả ngay từ nước sản xuấtđể xuất khẩu sang nước thứ 3 buôn bán, vì thế Bộ trưởng cũng lưu ý, cần chú ý đếnvấn đề nhập khẩu, để có những giải pháp phù hợp.
Tiếp thu ý kiến của các địa phương, bộ, ngành liên quan, Bộtrưởng cho biết, Bộ sẽ rà soát để hoàn thiện các cơ sở pháp lý, đồng thời đangquyết liệt triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế như các hướng dẫn triển khaiLuật Dược, sửa Nghị định 15 về lĩnh vực an toàn thực phẩm và sẽ trình Chính phủvào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới, để sớm ban hành nhằm giải quyết nhữngkhó khăn phát sinh trong thực tiễn về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến vấn đề phân cấp, phân quyền vàđề nghị lãnh đạo ngành y tế các địa phương phải bám sát nhiệm vụ này, đồng thơìphân công trách nhiệm phải rõ người, rõ việc; chủ động tham mưu cho lãnh đạo,chính quyền địa phương.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành y từ Trungương đến địa phương cần phải rà soát lại, xem khâu nào còn kẽ hở, còn vướng mắcđể hoàn thiện pháp lý. Song song đó, quán triệt, nâng cao nhận thức trong đôịngũ cán bộ, đảng viên, nhân viên triển khai thực hiện các nhiệm vụ này.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nêu cao vai trò của người dân trongphát hiện, tố giác hành vi gian lận thương mại, sản xuất hàng giả đến cơ quanchức năng để có thể vào cuộc sớm, kịp thời.
Quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế là kiên quyết, đấu tranh khôngkhoan nhượng với các hành vi sản xuất, buôn bán, lưu thông hàng giả trong lĩnhvực y tế. Các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, không có "vùngcấm", không có "ngoại lệ".
Bộ Y tế đang đề nghị xử lý các hành vi vi phạm ở mức cao nhấtđể mang tính chất răn đe, từ một vụ cảnh tỉnh được nhiều doanh nghiệp, nhiều đôítượng khác.
Đồng thời, Bộ Y tế sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chứccó hành vi buông lỏng quản lý, tiếp tay hoặc bao che cho các hoạt động sai phạm.
Người đứng đầu ngành y cũng thừa nhận cuộc đấu tranh chốnghàng giả, gian lận thương mại có nhiều khó khăn. Vì vậy, một mình ngành y tế sẽkhông làm được nếu thiếu sự tham gia của các bộ, ban, ngành, cơ quan liên quanvà cả vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo cácđơn vị phối hợp với ngành y tế.
"Đây là vấn đề phối hợp, làm kiên quyết, không ngừng,không nghỉ, chứ không phải ra quân triển khai một tháng sau đó nghỉ", Bộtrưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.