Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM

Nhiều người dân tại Tp.HCM xuống phố 'du xuân' tại phố ông đồ để xin chữ, cầu một năm mới bình an và nhiều may mắn.

Tục xin chữ đã có từ hàng trăm năm trước, bắt nguồn từ truyền thống Nho giáo, nơi mà tri thức và đạo đức luôn được đề cao. Ở khu vực phía Nam, tục xin chữ ông đồ mang một màu sắc riêng, vừa giản dị, vừa đậm tình người.

Từ những ngôi chợ Tết truyền thống như Chợ Lớn (Tp.HCM), Chợ Bến Tre, Chợ Cái Răng (Tp.Cần Thơ) cho đến các không gian hiện đại như phố ông đồ tại Nhà Văn hóa thanh niên Tp.HCM, hình ảnh các ông đồ, bà đồ trong tà áo dài thướt tha, cẩn trọng vẽ từng nét chữ đã trở thành một phần không thể thiếu của không khí Tết.

Có mặt từ sáng sớm tại phố Ông đồ tại Nhà Văn hóa thanh niên Tp.HCM để chụp hình, chị Vy (20 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, Tp.HCM) cho biết: “Mình đến phố ông đồ hôm nay để vừa tham quan vừa xin chữ để trang trí nhà cửa ngày Tết, mong năm mới sẽ có thật nhiều may mắn và bình an".

Chia sẻ với PV Người Đưa Tin, thầy đồ Thanh Thoại cho biết: "Năm nào tôi cũng ra đây với mong muốn được trải nghiệm và học hỏi. Ngoài việc được viết chữ cho những người dân, bạn trẻ đam mê với truyền thống, thì còn giúp tôi tìm thấy được niềm vui và đam mê.

Khi xin được câu đối hay con chữ như ý nguyện, mọi người sẽ đem về nhà treo vào nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ ngắm nhìn, để cầu nguyện cho một năm mới hạnh phúc, bình an. Từ xưa, thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày đầu năm mới của người Việt được coi là điều thiêng liêng, một việc quan trọng trong gia đình rồi".

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại phố ông đồ nhà Văn hóa thanh niên Tp.HCM:

Việc xin chữ từ các ông đồ không chỉ là mong cầu phúc lành, mà còn thể hiện khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Người ta tin rằng, những chữ như “Phúc” (hạnh phúc), “Lộc” (tài lộc), “Thọ” (sống lâu), hay “Tâm” (đạo đức) khi được treo trong nhà sẽ mang lại sự bình an, may mắn và phồn thịnh suốt cả năm.

Việc xin chữ từ các ông đồ không chỉ là mong cầu phúc lành, mà còn thể hiện khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Người ta tin rằng, những chữ như “Phúc” (hạnh phúc), “Lộc” (tài lộc), “Thọ” (sống lâu), hay “Tâm” (đạo đức) khi được treo trong nhà sẽ mang lại sự bình an, may mắn và phồn thịnh suốt cả năm.

Người dân mặc áo dài chụp hình tại phố Ông Đồ (quận 1, Tp.HCM).

Người dân mặc áo dài chụp hình tại phố Ông Đồ (quận 1, Tp.HCM).

Các gian chữ được trang trí với phong cách truyền thống, với nhiều sản phẩm từ tranh, bao lì xì, các câu đối,... được bày biện vô cùng bắt mắt, đón tiếp những du khách đến xin chữ.

Các gian chữ được trang trí với phong cách truyền thống, với nhiều sản phẩm từ tranh, bao lì xì, các câu đối,... được bày biện vô cùng bắt mắt, đón tiếp những du khách đến xin chữ.

Hình ảnh các bạn nhỏ được các thầy cô giới thiệu về các thầy đồ và ý nghĩa của hoạt động xin chữ ngày Tết.

Hình ảnh các bạn nhỏ được các thầy cô giới thiệu về các thầy đồ và ý nghĩa của hoạt động xin chữ ngày Tết.

Ông đồ ngày nay không chỉ là những cụ già râu tóc bạc phơ mà còn có nhiều người trẻ đam mê thư pháp, sáng tạo chữ Quốc ngữ, khiến tục xin chữ trở nên gần gũi và phù hợp với thời đại.

Ông đồ ngày nay không chỉ là những cụ già râu tóc bạc phơ mà còn có nhiều người trẻ đam mê thư pháp, sáng tạo chữ Quốc ngữ, khiến tục xin chữ trở nên gần gũi và phù hợp với thời đại.

Dù tuổi nghề còn rất trẻ nhưng các tác phẩm của "thầy đồ trẻ" làm ra rất tinh tế và tỉ mỉ.

Dù tuổi nghề còn rất trẻ nhưng các tác phẩm của "thầy đồ trẻ" làm ra rất tinh tế và tỉ mỉ.

Thầy đồ Thanh Thoại nắn nót viết từng chữ thư pháp.

Thầy đồ Thanh Thoại nắn nót viết từng chữ thư pháp.

Bên cạnh việc xin chữ, nhiều người dân cũng đến đây để chụp được những khoảnh khắc đẹp những ngày đầu năm mới. Ngoài những gian chữ tấp nập người dân tham quan thì khu vực còn trang trí rất nhiều tranh, câu đối để người dân và du khách có thể tham quan triển lãm.

Bên cạnh việc xin chữ, nhiều người dân cũng đến đây để chụp được những khoảnh khắc đẹp những ngày đầu năm mới. Ngoài những gian chữ tấp nập người dân tham quan thì khu vực còn trang trí rất nhiều tranh, câu đối để người dân và du khách có thể tham quan triển lãm.

Mỹ Hậu - Nhã Linh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/sac-xuan-ngap-tran-pho-ong-do-o-tphcm-204250115160146306.htm
Zalo