Rượu chè tác động ra sao tới sự nghiệp các nhà văn?

Để lại cho đời các tác phẩm kinh điển nhưng đời sống cá nhân của các tác giả này không hề dễ dàng khi phải vật lộn với chứng nghiện rượu.

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều nhà văn nổi tiếng được biết đến không chỉ vì những kiệt tác văn học để đời mà còn vì cuộc đấu tranh của họ với chứng nghiện rượu.

Cho dù đó là áp lực phải sáng tạo, những thách thức cá nhân hay môi trường xã hội mà họ sống, những tác giả này đã phải đối mặt với chứng nghiện rượu trong khi tạo ra một số tác phẩm được ca ngợi nhất trong văn học.

Ernest Hemingway

Ernest Hemingway, một trong những nhà văn Mỹ mang tính biểu tượng nhất của thế kỷ 20, nổi tiếng với những tiểu thuyết như Ông già và biển cả, Chuông nguyện hồn aiGiã từ vũ khí. Rượu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của Hemingway và ông uống rất nhiêu. Ông thường lui tới các quán bar ở Paris, Tây Ban Nha và Cuba, với loại cocktail yêu thích của ông là daiquiri và mojito.

Tuy nhiên, chứng nghiện rượu của Hemingway khiến tình trạng trầm cảm của ông ngày càng trầm trọng, cuối cùng khiến ông tự tử vào năm 1961. Việc uống rượu đã làm sức khỏe thể chất và tinh thần của Hemingway tồi tệ hơn, nhưng trong thời gian này, ông vẫn cố gắng sáng tác những tác phẩm văn học vượt qua thử thách của thời gian.

 Nhà văn Ernest Hemingway. Ảnh: Nationalarchives.

Nhà văn Ernest Hemingway. Ảnh: Nationalarchives.

James Joyce

James Joyce, tác giả theo chủ nghĩa hiện đại, người Ireland nổi tiếng với những tiểu thuyết phức tạp và mang tính đột phá như UlyssesA Portrait of the Artist as a Young Man, cũng phải vật lộn với chứng nghiện rượu. Joyce đã dành phần lớn cuộc đời mình ở nước ngoài, chủ yếu là ở Pháp và Thụy Sĩ, nơi ông thường xuyên uống rượu quá mức.

Chứng nghiện rượu của ông có thể bắt nguồn từ sự bất an cá nhân, mối quan hệ phức tạp với tôn giáo và áp lực to lớn mà ông tự đặt lên mình với tư cách là một nhà văn.

Việc uống rượu của Joyce khiến ông thường xuyên mâu thuẫn nảy lửa với bạn bè và gia đình. Nhưng bất chấp chứng nghiện của mình, tác phẩm của ông vẫn mang tính cách mạng trong việc sử dụng kỹ thuật dòng ý thức và sự phức tạp của cách kể chuyện.

F Scott Fitzgerald

F. Scott Fitzgerald, tác giả của The Great Gatsby, là nhà văn khác đã phải vật lộn với chứng nghiện rượu. Việc uống rượu quá mức của ông gắn liền với lối sống xa hoa của mình và vợ, Zelda, vào những năm 1920.

Chứng nghiện rượu khiến Fitzgerald thường xuyên có hành vi thất thường, hay phải nhập viện và suy giảm nghề nghiệp. Ông thường uống rượu trong khi viết, và nhiều người tin rằng chứng nghiện này đã cản trở ông phát huy hết tài năng của mình.

Charles Bukowski

Được biết đến với cách miêu tả thẳng thắn, khắc họa sự đen tối của cuộc sống, tác phẩm của Charles Bukowski chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những trải nghiệm cá nhân của ông với chứng nghiện rượu. Bukowski là một người say xỉn không hề biết xấu hổ, và ông thường nhắc đến việc uống rượu của mình trong cả thơ và văn xuôi, bao gồm các tác phẩm như Post OfficeFactotum.

Các tác phẩm của ông thường mô tả việc uống rượu nhiều như hình thức nổi loạn chống lại các chuẩn mực xã hội và là cách để thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Bukowski miêu tả hình ảnh của mình như một nhà văn sống hết mình, say xỉn. Tính cách này là một phần không thể thiếu trong giọng văn của ông trong các tác phẩm để đời.

 Charles Bukowski thường được biết đến với hình ảnh một ông già bê tha, tay luôn cầm chai rượu. Ảnh: Mubi.

Charles Bukowski thường được biết đến với hình ảnh một ông già bê tha, tay luôn cầm chai rượu. Ảnh: Mubi.

William Faulkner

William Faulkner, tác giả đoạt giải Nobel nổi tiếng nhất với các tiểu thuyết Gothic miền Nam như Âm thanh và cuồng nộAs I Lay Dying, cũng là một người nghiện rượu khét tiếng. Faulkner thường xuyên say xỉn trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, thường nhốt mình trong phòng chỉ với rượu whisky và một chiếc máy đánh chữ.

Rượu khiến Faulkner mắc chứng trầm cảm và thường xuyên có hành vi tự hủy hoại bản thân, nhưng nó cũng dường như kích thích sự thiên tài sáng tạo của ông. Những câu chuyện phức tạp và văn xuôi thử nghiệm của Faulkner đã giúp ông có được một vị trí cố định trong nền văn học, mặc dù cuộc sống cá nhân của ông bị "bôi đen" bằng chứng nghiện ngập.

Truman Capote

Truman Capote, tác giả của Máu lạnhBữa sáng ở Tiffany, là một người nổi tiếng trong giới văn chương được biết đến nhiều vì cuộc sống xã hội hào nhoáng cũng như những tác phẩm của ông. Capote bắt đầu nghiện rượu vào những năm cuối đời khi danh tiếng và các vấn đề cá nhân lấn át ông.

Cuộc đấu tranh với rượu khiến Capote không còn viết nhiều và cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Capote thường dùng rượu để đối phó với căng thẳng từ thành công và sự bất an cá nhân của mình. Đáng buồn thay, sự nghiệp từng đầy hứa hẹn của ông đã bị rút ngắn, và ông đã qua đời vì bệnh gan, hậu quả của chứng nghiện rượu, vào năm 1984.

Ngọc Hân

Nguồn Znews: https://znews.vn/ruou-che-tac-dong-ra-sao-toi-su-nghiep-cac-nha-van-post1530219.html
Zalo