Quy định chặt để kiểm soát chất lượng thuốc mua bán qua thương mại điện tử

Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường về những ý kiến còn khác nhau tại dự án luật này.

Quy định rõ chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp dược

Sáng 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về những ý kiến còn khác nhau tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Điều hành nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri và các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7.

Gợi ý nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các vị ĐBQH tập trung thảo luận về 6 vấn đề còn ý kiến khác nhau: Về chính sách của Nhà nước về dược và chính sách phát triển công nghiệp dược; Về kinh doanh chuỗi nhà thuốc; Về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược, cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài; Về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Về quản lý giá thuốc…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành và gợi ý nội dung tập trung thảo luận.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành và gợi ý nội dung tập trung thảo luận.

Đóng góp ý kiến về phát triển công nghiệp dược, ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung, quy định rõ các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay hoặc miễn giảm cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển thuốc mới, đặc biệt là thuốc công nghệ cao, để có thể phát triển và cạnh tranh với thị trường quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cùng cho ý kiến về phát triển công nghiệp dược, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên cho biết, hiện nay đang xây dựng 2 phương án, trong đó phương án 1 quy định cụ thể về vốn đầu tư với quy mô đầu tư tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, điều kiện thực hiện trong 3 năm đầu là 1.000 tỷ đồng.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên.

Đại biểu cho rằng đây là điều kiện rất khó khăn, bởi lĩnh vực được hưởng ưu đãi trong công nghiệp dược là phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền từ dược liệu trong nước, dược liệu, dược chất, thuốc mới, thuốc hiếm,..

Đây là những lĩnh vực rất hẹp, trong khi đó lại yêu cầu quy mô đầu tư rất cao, khả năng giải ngân trong 3 năm đầu hoàn toàn không khả thi. Do đó, đại biểu cho rằng cần phát xem xét lại nội dung này.

Kiểm soát thuốc giao dịch trên sàn thương mại điện tử

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội bày tỏ băn khoăn về dự thảo quy định tại Điều 107 chỉ công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến với thuốc kê đơn.

Sau khi phân tích, bà Trần Thị Nhị Hà đề xuất Ban soạn thảo quy định tiêu chí đối với cơ sở dược phải kê khai giá thuốc để các địa phương tổ chức thực hiện và chưa thực hiện việc kê khai giá đối với cơ sở bán lẻ thuốc. Vì tất cả các cơ sở đều phải thực hiện niêm yết giá khi bán thuốc và thực hiện quy định liên thông dữ liệu trên hệ thống dược quốc gia.

Quan tâm về thuốc không kê đơn, ĐBQH Nguyễn Văn Dương – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang cho rằng, thay vì ban hành danh mục cứng bằng văn bản giấy, nên xem xét, công bố, phân loại thuốc kê đơn, không kê đơn ngay khi cấp phép lưu hành. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế vì các nước cũng cập nhật thường xuyên thuốc không kê đơn trên trang web.

Đại biểu Nguyễn Văn Dương - Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang.

Đại biểu Nguyễn Văn Dương - Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang.

Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo phải xem xét bổ sung khái niệm "thuốc không kê đơn" trong Luật Dược như sau: "Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế".

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, ĐBQH Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội nêu quan điểm, cần bổ sung các quy định về nội dung chuyển đổi số trong các hoạt động của ngành dược ở Việt Nam.

Theo đại biểu, chuyển đổi số cần được bổ sung vào Điều 7 quy định về chính sách của Nhà nước đối với phát triển ngành dược. Cụ thể, việc triển khai kê đơn thuốc qua mạng cần được thực hiện từng bước và quyết liệt để đảm bảo quản lý tốt hơn chất lượng kê đơn, hình thức kê đơn, theo dõi tốt hơn hiệu lực kê đơn, hiệu quả của đơn thuốc, kinh phí, tài chính.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội.

Còn ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, quy định bổ sung thêm các tiêu chí kiểm soát để bảo đảm chất lượng thuốc khi giao dịch theo phương thức kinh doanh qua thương mại điện tử (TMĐT). Vì với sự phát triển của TMĐT, việc có các quy định này sẽ bảo đảm việc giao dịch thuốc trực tuyến được kiểm soát nghiêm ngặt, tránh tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng.

Lê Bảo

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/quy-dinh-chat-de-kiem-soat-chat-luong-thuoc-mua-ban-tren-thuong-mai-dien-tu-16924102210074596.htm
Zalo