Quảng Nam: Cấm tàu thuyền ra biển hoạt động từ trưa 25/10

Sáng 25/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 6 (bão Trami) gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị.

Trong công điện yêu cầu, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 22/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh; Thông báo số 396/TB-UBND ngày 24/10/2024 của UBND tỉnh về kết luận của đồng chí Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh tại cuộc họp trực tuyến về công tác triển khai ứng phó với bão Trami.

Đồng thời, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở NN&PTNT, các địa phương ven biển tiếp tục rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông và ven biển. Trong đó, kiên quyết sơ tán người dân tại các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão được đo đạc mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 1.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão được đo đạc mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 1.

Từ 10 ngày 25/10, cấm biển đối với tàu cá, tàu khách, tàu du lịch ra, vào các cửa biển, bãi ngang trên địa bàn tỉnh cho đến khi bão tan và tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố cần rà soát, cập nhật lại phương án ứng phó thiên tai, bão lũ trên địa bàn. Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ…

Tiếp tục rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán dân tại khu vực nguy hiểm, có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, cửa sông, ven biển. Trong đó, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý tình huống.

Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam có trách nhiệm thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình, diễn biến của mưa, bão và thu thập, phân tích thông tin số liệu. Qua đó, cung cấp cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ kịp thời công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Biểu đồ dự báo đường đi của bão số 6.

Các Sở GTVT, Công Thương và sở, ngành liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn hoạt động khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ. Qua đó, kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục; thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h. Dự báo, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ tiếp tục suy yếu.

Phúc Nguyên

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/quang-nam-cam-tau-thuyen-ra-bien-hoat-dong-tu-trua-2510-719619.html
Zalo