Quảng Bình muôn vẻ

Mặc dù phần lớn đã bị mất mát, mai một, nhưng cách đây không lâu, trong đợt khảo sát tại 55 xã và 4 cơ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, cơ quan chuyên môn đã sưu tầm, sao chụp được 1.892 trang tư liệu Hán Nôm từ các chất liệu giấy, vải, gỗ, đá, đồng… với rất nhiều thể loại: Sắc phong, gia phả, hương ước, văn bia, văn chuông, hoành phi, câu đối, thơ, văn tế… Văn bản Hán Nôm lưu giữ những thông tin về quá khứ, là những tư liệu quý hiếm, quan trọng, phục vụ việc tìm hiểu các vấn đề đa dạng về lịch sử, văn hóa, phong tục, văn học, dân tộc, ngôn ngữ… tỉnh Quảng Bình thời quá khứ, nên việc quan tâm bảo tồn, nghiên cứu là rất cần thiết.

Đọc, dịch văn bản sắc phong tại làng văn hóa khoa bảng La Hà, xã Quảng Văn, TX. Ba Đồn.

Đọc, dịch văn bản sắc phong tại làng văn hóa khoa bảng La Hà, xã Quảng Văn, TX. Ba Đồn.

Sách Hương phả và Hương ước cổ làng Cảnh Dương (76 trang), biên soạn năm 1768, là tư liệu Hán Nôm cổ hiếm hoi còn giữ được nguyên trạng tại Quảng Bình.

Sách Hương phả và Hương ước cổ làng Cảnh Dương (76 trang), biên soạn năm 1768, là tư liệu Hán Nôm cổ hiếm hoi còn giữ được nguyên trạng tại Quảng Bình.

Văn bia Song trung miếu bia (1650) tại thôn Trung Tiến, Xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch ghi lại lịch sử vùng đất và ghi công hai vị công thần Hoàng Vĩnh Tộ và Hoàng Vĩnh Dụ đời Hậu Lê.

Văn bia Song trung miếu bia (1650) tại thôn Trung Tiến, Xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch ghi lại lịch sử vùng đất và ghi công hai vị công thần Hoàng Vĩnh Tộ và Hoàng Vĩnh Dụ đời Hậu Lê.

Ảnh: Trần Hùng

Nguồn Quảng Bình: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202505/quang-binh-muon-ve-2226358/
Zalo