Quái dị loài mực biển sâu diện mạo như... 'nhện bắn tơ'

Trong khi khám phá rãnh Tonga ở Tây Nam Thái Bình Dương, các nhà nghiên cứu đã ghi lại được cảnh quay cực hiếm về một con mực Magnapinna có xúc tu dài gấp nhiều lần cơ thể.

Chúng ta biết rằng, biển sâu có rất nhiều sinh vật kỳ lạ, hoang dã và tuyệt vời. Áp suất khủng khiếp của biển sâu, nhiệt độ lạnh cóng và bóng tối đen kịt không dành cho tất cả mọi loài, nhưng một số loài động vật vẫn có thể sống sót và phát triển ở đó. Ảnh: @Getty.

Chúng ta biết rằng, biển sâu có rất nhiều sinh vật kỳ lạ, hoang dã và tuyệt vời. Áp suất khủng khiếp của biển sâu, nhiệt độ lạnh cóng và bóng tối đen kịt không dành cho tất cả mọi loài, nhưng một số loài động vật vẫn có thể sống sót và phát triển ở đó. Ảnh: @Getty.

Thông thường, những loài động vật biển sâu này trông khá khác so với những loài sống ở vùng nước nông hơn. Ảnh: @GEOMAR Helmholtz.

Thông thường, những loài động vật biển sâu này trông khá khác so với những loài sống ở vùng nước nông hơn. Ảnh: @GEOMAR Helmholtz.

Và thước phim cực kỳ hiếm về loài mực vây lớn (Magnapinna), nổi tiếng với vẻ ngoài giống như sinh vật ngoài hành tinh, cùng những xúc tu dài đến khó tin, đã được ghi lại ở vùng nước sâu tối tăm của Thái Bình Dương. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Và thước phim cực kỳ hiếm về loài mực vây lớn (Magnapinna), nổi tiếng với vẻ ngoài giống như sinh vật ngoài hành tinh, cùng những xúc tu dài đến khó tin, đã được ghi lại ở vùng nước sâu tối tăm của Thái Bình Dương. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Video này được các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish quay lại, như một phần của Chuyến thám hiểm rãnh Tonga ở Thái Bình Dương để lập bản đồ, phân tích và khảo sát rãnh Tonga, rãnh đại dương sâu thứ hai trên thế giới sau rãnh Mariana. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Video này được các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish quay lại, như một phần của Chuyến thám hiểm rãnh Tonga ở Thái Bình Dương để lập bản đồ, phân tích và khảo sát rãnh Tonga, rãnh đại dương sâu thứ hai trên thế giới sau rãnh Mariana. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Đoạn video về loài mực vây lớn này được quay ở độ sâu 3.300 mét, bằng tàu đổ bộ dưới biển sâu được trang bị camera thám hiểm chuyên dụng, cùng một miếng cá làm mồi. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Đoạn video về loài mực vây lớn này được quay ở độ sâu 3.300 mét, bằng tàu đổ bộ dưới biển sâu được trang bị camera thám hiểm chuyên dụng, cùng một miếng cá làm mồi. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Con mực vây lớn (Magnapinna) trong video này có lẽ đang ăn hoặc cố gắng ăn một thứ gì đó. Đoạn video cũng cho thấy, con vật khác thường này di chuyển chậm rãi dọc theo đáy biển, trước khi đột nhiên dừng lại, và đập những chiếc vây lớn vào cơ thể. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Con mực vây lớn (Magnapinna) trong video này có lẽ đang ăn hoặc cố gắng ăn một thứ gì đó. Đoạn video cũng cho thấy, con vật khác thường này di chuyển chậm rãi dọc theo đáy biển, trước khi đột nhiên dừng lại, và đập những chiếc vây lớn vào cơ thể. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Đây là lần đầu tiên loài mực Magnapinna này được nhìn thấy ở rãnh Tonga, và nhóm nghiên cứu cho rằng, đây là một cuộc gặp gỡ đầy may mắn, bởi Magnapinna là một loài động vật thân mềm cực kỳ khó bắt gặp dưới đáy biển sâu. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Đây là lần đầu tiên loài mực Magnapinna này được nhìn thấy ở rãnh Tonga, và nhóm nghiên cứu cho rằng, đây là một cuộc gặp gỡ đầy may mắn, bởi Magnapinna là một loài động vật thân mềm cực kỳ khó bắt gặp dưới đáy biển sâu. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

“Mực vây lớn (Magnapinna) không phải là loài mà bạn sẽ chủ động đi tìm nó, tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta có may mắn tình cờ bắt gặp được chúng hay không", Alan Jamieson, một giáo sư và nhà khoa học nghiên cứu biển sâu tại Đại học Tây Úc, người đã thu thập đoạn video này cho biết trong một tuyên bố. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

“Mực vây lớn (Magnapinna) không phải là loài mà bạn sẽ chủ động đi tìm nó, tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta có may mắn tình cờ bắt gặp được chúng hay không", Alan Jamieson, một giáo sư và nhà khoa học nghiên cứu biển sâu tại Đại học Tây Úc, người đã thu thập đoạn video này cho biết trong một tuyên bố. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Được biết, Mực vây lớn (Magnapinna) loài mực sống sâu nhất mà giới khoa học biết đến, nó có thể sống ở độ sâu hơn 6.100 mét dưới đáy đại dương, theo Tổ chức Ocean Conservancy. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Được biết, Mực vây lớn (Magnapinna) loài mực sống sâu nhất mà giới khoa học biết đến, nó có thể sống ở độ sâu hơn 6.100 mét dưới đáy đại dương, theo Tổ chức Ocean Conservancy. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Cơ thể của loài mực này dài từ 20 đến 30 cm, nhưng Alan Jamieson cho biết, các xúc tua của nó dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể. Các xúc tua này có thể dài tới 8m và mọi thứ trông cực kỳ không cân xứng. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Cơ thể của loài mực này dài từ 20 đến 30 cm, nhưng Alan Jamieson cho biết, các xúc tua của nó dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể. Các xúc tua này có thể dài tới 8m và mọi thứ trông cực kỳ không cân xứng. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Alan Jamieson còn cho biết thêm, việc tại sao Mực vây lớn (Magnapinna) lại tiến hóa có những xúc tua dài và mảnh khảnh như “nhện bắn tơ” như vậy, tới nay vẫn còn là một bí ẩn. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Alan Jamieson còn cho biết thêm, việc tại sao Mực vây lớn (Magnapinna) lại tiến hóa có những xúc tua dài và mảnh khảnh như “nhện bắn tơ” như vậy, tới nay vẫn còn là một bí ẩn. Ảnh: @Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: Top 10 Sinh Vật Biển Nguy Hiểm Nhất Hành Tinh. Nguồn video: @Dưới Tán Lá.

Thiên Đăng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/quai-di-loai-muc-bien-sau-dien-mao-nhu-nhen-ban-to-2100692.html
Zalo