'Pin máu' lần đầu lộ diện, tạo cơn địa chấn toàn cầu vì...
Loại pin này có thể hoạt động trong khoảng 20 đến 30 ngày nhờ phản ứng khử oxy.

Các nhà khoa học tại Đại học Cordoba (Tây Ban Nha) đã phát triển loại pin mới kết hợp huyết sắc tố (hemoglobin) - thành phần chính của tế bào hồng cầu - vào pin kẽm-không khí. (Ảnh: Tiền phong)

Pin kẽm-không khí là một lựa chọn bền vững thay thế pin lithium-ion, hoạt động thông qua phản ứng khử oxy, biến oxy thành nước và giải phóng năng lượng.(Ảnh: inspiringclick)

Hemoglobin được chọn làm chất xúc tác vì nó có khả năng hấp thụ oxy nhanh và tạo ra nước dễ dàng, đáp ứng yêu cầu của phản ứng khử oxy.(Ảnh: inspiringclick)

Chỉ cần 0,165 miligam hemoglobin, "pin máu" có thể hoạt động liên tục trong 20-30 ngày, phù hợp với các thiết bị cấy ghép trong cơ thể như máy điều hòa nhịp tim.(Ảnh: Futura Sciences)

Pin hoạt động ở độ pH 7.4, tương tự độ pH của máu, giúp nó tương thích với môi trường sinh học.(Ảnh: QS Study)

Nhược điểm hiện tại của pin là không thể sạc lại, do đó nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm một loại protein khác để tái tạo oxy từ nước và tạo chu trình phản ứng khép kín.(Ảnh: Tech Briefs)

Pin này chưa phù hợp cho các ứng dụng trong vũ trụ do hạn chế về khả năng sạc lại. (Ảnh: QS Study)

Nghiên cứu này mở ra hướng đi mới trong việc phát triển pin bền vững, góp phần giải quyết thách thức về lưu trữ năng lượng trong tương lai. (Ảnh: Universidad de Córdoba)
Mời quý độc giả xem thêm video: Top 10 Thiết Bị Công Nghệ 'Đáng Sợ' Của Tương Lai.