Phú Yên: Khó khăn trong việc phát triển chuỗi giá trị tôm hùm
Nghề nuôi tôm hùm phát triển tập trung tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, chiếm trên 95% tổng số lượng lồng nuôi, sản lượng nuôi cả nước. Và tại Đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra mục tiêu: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm. Để đạt được mục tiêu này, vấn đề đặt ra là mở rộng thêm nhiều thị trường tiêu thụ và xuất khẩu chính ngạch.
Phú Yên là một trong những “thủ phủ” nuôi tôm hùm của cả nước, với gần 89.000 lồng. Sản lượng nuôi tôm hùm hàng năm khoảng 2000 tấn với giá trị hơn 1500 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, công tác tổ chức sản xuất còn mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ; chưa hình thành được mối liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất; thiếu các quy hoạch chi tiết để sắp xếp lại các vùng nuôi.
Hiện nay, tôm hùm hiện chỉ xuất khẩu tươi bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc từ 75-90%, phần còn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa. Và trong 2 tháng trở lại đây, giá tôm hùm bông tại các tỉnh Nam Trung Bộ giảm từ 2,2 - 2,4 triệu đồng/kg xuống còn 1,1 triệu đồng/kg với loại 1 vì đầu ra không có và giá giảm mạnh. Về con giống, hiện có đến 90 % giống tôm hùm nhập khẩu từ nước ngoài nhưng việc kiểm soát chất lượng gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, muốn phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững và phát triển các chuỗi giá trị tôm hùm hướng đến xuất khẩu chính ngạch thì phải giải quyết các “nút thắt” trên. Từ đó, mới mở ra cơ hội phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, thu mua và xuất khẩu tôm hùm, gắn với truy suất nguồn gốc để xuất khẩu chính ngạch, phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!