Phụ nữ Hà Nội diện áo dài check-in phố đi bộ hồ Gươm dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều chị em đang sinh sống, làm việc ở Hà Nội đã diện áo dài đến phố đi bộ hồ Gươm check-in, chụp ảnh.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), trên phố đi bộ hồ Gươm những ngày này ngập tràn băng rôn, cụm pano, biểu ngữ...

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), trên phố đi bộ hồ Gươm những ngày này ngập tràn băng rôn, cụm pano, biểu ngữ...

Đặc biệt, trên phố Đinh Tiên Hoàng, hàng loạt công trình tiểu biểu của Hà Nội như: Cửa ô Hà Nội, Cầu Long Biên, Cột cờ Hà Nội, chợ Đồng Xuân, Nhà hát Lớn Hà Nội, phố cổ Hà Nội… được tái hiện tỉ mỉ.

Đặc biệt, trên phố Đinh Tiên Hoàng, hàng loạt công trình tiểu biểu của Hà Nội như: Cửa ô Hà Nội, Cầu Long Biên, Cột cờ Hà Nội, chợ Đồng Xuân, Nhà hát Lớn Hà Nội, phố cổ Hà Nội… được tái hiện tỉ mỉ.

Những địa điểm này đều gắn liền với khoảnh khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản Hà Nội, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Những địa điểm này đều gắn liền với khoảnh khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản Hà Nội, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Các mô hình đã góp phần tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, giúp người dân và du khách sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Các mô hình đã góp phần tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, giúp người dân và du khách sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Nhân dịp này, nhiều phụ nữ hiện đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Hà Nội đã diện áo dài chụp ảnh, check-in bên những mô hình

Nhân dịp này, nhiều phụ nữ hiện đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Hà Nội đã diện áo dài chụp ảnh, check-in bên những mô hình

Hai mẹ con diện áo dài trắng, kèm theo phụ kiện hoa sen, hoa bi - đằng sau là mô hình cầu Long Biên - nơi những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô.

Hai mẹ con diện áo dài trắng, kèm theo phụ kiện hoa sen, hoa bi - đằng sau là mô hình cầu Long Biên - nơi những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô.

Chị Nguyễn Thị Nga (50 tuổi, trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chụp ảnh bên mô hình chợ Đồng Xuân - nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đã đi qua để tiến về hội quân. “Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, cũng là một dịp lễ đặc biệt của Hà Nội, tôi đã rủ mấy người bạn thời đại học cùng nhau mặc áo dài đến đây chụp ảnh, ghi lại thời khắc đáng nhớ này”, chị Nga chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Nga (50 tuổi, trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chụp ảnh bên mô hình chợ Đồng Xuân - nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đã đi qua để tiến về hội quân. “Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, cũng là một dịp lễ đặc biệt của Hà Nội, tôi đã rủ mấy người bạn thời đại học cùng nhau mặc áo dài đến đây chụp ảnh, ghi lại thời khắc đáng nhớ này”, chị Nga chia sẻ.

“Trên đoạn đường rất ngắn, nhưng gần như hội tụ đầy đủ mô hình những công trình, địa điểm gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô. Do đó, chúng tôi rất thuận tiện để chụp ảnh, và đã có rất nhiều bức ảnh đẹp về tà áo dài bên cạnh những địa danh lịch sử đó”, chị Nga cho biết.

“Trên đoạn đường rất ngắn, nhưng gần như hội tụ đầy đủ mô hình những công trình, địa điểm gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô. Do đó, chúng tôi rất thuận tiện để chụp ảnh, và đã có rất nhiều bức ảnh đẹp về tà áo dài bên cạnh những địa danh lịch sử đó”, chị Nga cho biết.

Hai người phụ nữ chụp ảnh bên mô hình Nhà hát Lớn Hà Nội - là nơi hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vang lên vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954.

Hai người phụ nữ chụp ảnh bên mô hình Nhà hát Lớn Hà Nội - là nơi hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vang lên vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954.

Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954.

Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954.

Đối diện cụm mô hình tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô là Vườn hoa Lý Thái Tổ - cũng được nhiều chị em lựa chọn chụp ảnh.

Đối diện cụm mô hình tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô là Vườn hoa Lý Thái Tổ - cũng được nhiều chị em lựa chọn chụp ảnh.

Phụ nữ Hà Nội mặc áo dài chụp ảnh bên biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Mẫu biểu trưng có hình con số 70 khỏe khoắn, gam màu chủ đạo là màu đỏ. Trong đó, con số 0 được cách điệu bởi ngôi sao 5 cánh, phía bên trong là Kỳ đài Hà Nội và con số 70 cùng dòng chữ “Giải phóng Thủ đô”.

Phụ nữ Hà Nội mặc áo dài chụp ảnh bên biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Mẫu biểu trưng có hình con số 70 khỏe khoắn, gam màu chủ đạo là màu đỏ. Trong đó, con số 0 được cách điệu bởi ngôi sao 5 cánh, phía bên trong là Kỳ đài Hà Nội và con số 70 cùng dòng chữ “Giải phóng Thủ đô”.

Chị em cũng diện áo dài chụp ảnh ở nhiều địa điểm khác trên phố đi bộ hồ Gươm.

Chị em cũng diện áo dài chụp ảnh ở nhiều địa điểm khác trên phố đi bộ hồ Gươm.

Hai mẹ con cùng mặc áo dài chụp ảnh bên tấm pano kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.

Hai mẹ con cùng mặc áo dài chụp ảnh bên tấm pano kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chị em chụp tại biểu trưng kỷ niệm ở trên phố Lê Thái Tổ.

Chị em chụp tại biểu trưng kỷ niệm ở trên phố Lê Thái Tổ.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/phu-nu-ha-noi-dien-ao-dai-check-in-pho-di-bo-ho-guom-dip-ky-niem-ngay-giai-phong-thu-do-20241008233634698.htm
Zalo