Phòng bệnh dại không thể chủ quan

ĐBP - Thời gian gần đây, số ca chó, mèo mắcbệnh dại và người tử vong do bị lây bệnh từ vật nuôi có xu hướng gia tăng, đặtra hồi chuông báo động về sự chủ quan trong công tác tiêm phòng và quản lý vậtnuôi.

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh, song thựctế hiện nay việc kiểm soát và ngăn chặn đang gặp không ít trởngại. Khó khăn đến từ nhiều phía: Ý thức của người quản lý vật nuôi, sự thiêúđồng bộ trong quản lý của chính quyền địa phương; sự chủ quan của chính nhữngngười bị chó, mèo tấn công.

Đến thời điểm ngày 16/5, toàn tỉnh đãghi nhận 8 trường hợp chó dại cắn người tại huyện Mường Nhé (4); TP. Điện BiênPhủ (2); Tuần Giáo (1) và TX. Mường Lay (1). Đặc biệt từ cuôítháng 4 đến đầu tháng 5, toàn tỉnh ghi nhận 2 người tử vong (đều là trẻ em) dobệnh dại sau khi bị chó dại tấn công tại huyện Mường Nhé và Tuần Giáo.

Ngày 30/4, Trung tâm Y tế huyện MườngNhé ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh dại xảy ra tại bảnHuổi Lúm, xã Nậm Vì. Nạn nhân là em C.A.D, sinh năm 2011.

Theo thông tin từ gia đình, ngày26/3, em D. bị chó nhà cắn vào lòng bàn tay trái, gây 2 vết xước nông. Tuynhiên, sau khi bị chó cắn, em không được xử lý vết thương đúng cách và chưa đượctiêm phòng dại. Đến ngày 28/3, gia đình mới đưa em D. đếnTrung tâm Y tế huyện Mường Nhé. Tại đây, bác sĩ xác định vết thương ở mức độ IIvà tư vấn tiêm phòng vắc xin dại. Em đã được tiêm bốn mũi vắc xin vào các ngày28, 31/3 và 4, 11/4. Tuy nhiên, đến ngày 17/4, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện cáctriệu chứng bất thường như: Sốt cao từng cơn, ho, khò khè, khó thở, đau đầu,đau họng, nôn nhiều sau khi ăn, biếng ăn và mệt mỏi. Đến chiều 24/4, em D. đượcđưa đến Trung tâm Y tế huyện trong tình trạng co giật toàn thân, lơ mơ, khôngcòn phản ứng khi gọi hỏi. Mặc dù các y, bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa, em D. khôngqua khỏi. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rútdại.

Bác sĩ thú y tư vấn cho người dân tiêmphòng dại chó mèo định kỳ 1 lần/năm.

Bác sĩ thú y tư vấn cho người dân tiêmphòng dại chó mèo định kỳ 1 lần/năm.

Tương tự, ngày 5/5 vừa qua, Trung tâmY tế huyện Tuần Giáo ghi nhận 1 trường hợp (bệnh nhân nam, 8 tuổi) tử vongdo mắc bệnh dại tại bản Nát, xã Quài Cang. Nạn nhân này cũng không thực hiện tiêmphòng ngay sau khi bị chó cắn.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soátbệnh tật tỉnh Điện Biên, từ năm 2021 đến tháng 5/2025, toàn tỉnh đã ghi nhận 13ca tử vong do bệnh dại lây từ chó, mèo. Trong đó, Mường Nhé 4 ca; Tuần Giáo3 ca; Điện Biên và Điện Biên Đông mỗi nơi 2 ca; Mường Chà và Tủa Chùa mỗi nơi 1ca. Đáng chú ý, tất cả nạn nhân đều không tiêm phòng dại ngay sau khi bị chó cắn.

Những trường hợp đau lòng trên phảnánh tâm lý chủ quan của người dân, đặc biệt khi bị chó nhà cắn. Trong khi đó, bệnh dạicó tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh thường ủ trong 1–3 tháng, nhưngcó thể kéo dài đến vài năm tùy mức độ và vị trí vết cắn. Vết thương càng sâu,càng gần hệ thần kinh trung ương, bệnh phát tác càng nhanh. Vì vậy, tiêm vắcxin phòng dại cần được thực hiện càng sớm càng tốt – đó là biện pháp duy nhất đểngăn ngừa tử vong do bệnh dại.

Để phòng chống bệnh dại lây từ chó,mèo, hàng năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch hành động, đặcbiệt chú trọng công tác truyền thông. Các trạm y tế phối hợp với nhà trườngtuyên truyền cho học sinh về nguy cơ bệnh dại và cách xử lý khi bị chó, mèo cắn.Đội ngũ y tế thôn, bản cũng đẩy mạnh truyền thông tại vùng sâu, vùng xa nhằmnâng cao nhận thức, vận động người dân không chủ quan với bệnh dại, nhất là khi bịchó, mèo cắn. Trung tâm y tế các huyện thường xuyên thông báo địađiểm tiêm phòng và bảo đảm cung ứng đầy đủ vắc xin cho người dân.

Bác sĩ Phạm Đức Tài, Trưởng khoaPhòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo:“Người bị chó, mèo cắn cần lập tức rửa sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòinước chảy trong ít nhất 15 phút, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấnvà tiêm phòng kịp thời”.

Người dân đưa thú cưng là chó, mèo đitiêm phòng dại tại cơ sở thú y trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ.

Người dân đưa thú cưng là chó, mèo đitiêm phòng dại tại cơ sở thú y trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ.

Sự lơ là trong quản lý và tiêm phòngcho chó, mèo là nguyên nhân chính khiến bệnh dại diễn biến phức tạp, đồng thời là rào cảnlớn trong công tác phòng chống. Hiện nay, việc nuôi chó giữ nhà hoặc làmthú cưng ngày càng phổ biến tại Điện Biên, nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa tuân thủnghiêm các quy định tiêm phòng định kỳ, xích, nhốt, đeo rọ mõm khi đưa chóra ngoài.

Ông Lò Văn Hà, Giám đốc Trung tâm Dịchvụ nông nghiệp huyện Mường Nhé cho biết: Hàng năm, Trung tâm tích cực tuyêntruyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về mức độ nguy hiểm của bệnh dại. Đồngthời hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch như: Tiêmphòng dại định kỳ mỗi năm một lần; xích, nhốt chó và đeo rọ mõm khi đưa rangoài. Tuy nhiên, việc chấp hành của nhiều hộ nuôi chưa cao, khiến công tácphòng, chống bệnh dại ở chó, mèo và ngăn ngừa lây nhiễm sang người vẫn gặpnhiều khó khăn.

Tính đến ngày 16/5, toàn tỉnh đã tiêm 44.127 liều vắc xin dại, đạt 44,9% tổng đàn chó, mèo. Cụ thể: Huyện TủaChùa đạt 83,9% tổng đàn; Mường Chà đạt 78,7%; Mường Ảng 78,3%;Tuần Giáo 72,4%; Điện Biên Đông51,7%; TX. Mường Lay 45,5%; TP. Điện Biên Phủ 40,5%;Điện Biên 21,9% và Nậm Pồ 12%.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệphuyện Điện Biên Đông tiêm phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo tại tổ dân phố 5, thịtrấn Điện Biên Đông.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệphuyện Điện Biên Đông tiêm phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo tại tổ dân phố 5, thịtrấn Điện Biên Đông.

Dù là địa phương đầu tiên ghi nhậnchó mắc vi rút dại tấn công người, có ca tử vong đầu tiên do bệnh dại và số lượngchó phát bệnh cao nhất tỉnh trong 5 tháng đầu năm 2025, song đến nay huyện MườngNhé vẫn là huyện duy nhất chưa triển khai tiêm phòng dại cho chó, mèo.

UBND huyện Mường Nhé đã ban hành kếhoạch phòng, chống từ cuối tháng 12/2024, với chỉ tiêu tiêm 4.650 liều vắcxin, tổng kinh phí gần 488 triệu đồng. Tuy nhiên, phải đến sau ca tử vong đâùtiên vào ngày 7/5, UBND huyện mới giao các phòng, ban khẩn trương triển khaitiêm phòng. Đến thời điểm này, huyện Mường Nhé vẫn đang trong quá trình làm thủtục đấu thầu, lựa chọn đơn vị cung ứng vắc xin.

Ông Lò Văn Tâm, Trưởng phòng Nôngnghiệp và Môi trường huyện Mường Nhé cho biết: Huyện dự kiến bắt đầu tiêm phòngvào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 và sẽ cố gắng hoàn thành trong tháng 6.

Thực tế cho thấy sự chậm trễ và thiêúquan tâm, quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương đã ảnh hưởng đến hiệu quả phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.

Để kiểm soát hiệu quả bệnh dại lây từ chó, mèo sang người không thể chỉ trông chờvào nỗ lực của ngành y tế hay thú y mà cần sự phối hợp đồng bộ từ chính quyền,người dân và toàn xã hội. Chỉ khi cả xã hội cùng hành động quyết liệt, chủ độngvà trách nhiệm mới có thể ngăn chặn triệt để sự lây lan của bệnh dại trong cộngđồng.

Bài, ảnh: Phạm Trung

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/xa-hoi/phong-benh-dai-khong-the-chu-quan
Zalo