Phát huy vai trò của cơ quan dân cử trong công tác lập pháp

Trước kỳ họp Quốc hội khóa XV sắp tới, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng công tác tổ chức lấy ý kiến, tham gia góp ý các dự án luật; góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập pháp.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5/5/2025, dự kiến bế mạc vào ngày 28/6/2025. Đây là kỳ họp dài nhất và khối lượng công tác xây dựng pháp luật lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Quốc hội sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp; xem xét thông qua 30 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến lần đầu về 6 dự án luật.

 Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đoàn ĐBQH tỉnh về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào chiều 22/4.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đoàn ĐBQH tỉnh về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào chiều 22/4.

Với khối lượng công việc liên quan tới công tác lập pháp rất lớn, việc tổ chức lấy ý kiến góp ý các dự án luật được Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tiến hành chu đáo, kỹ lưỡng. Sáng 22/4, Đoàn đã phối hợp với Sở Tài chính tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng các dự án luật về lĩnh vực tài chính.

Tại hội nghị này, Đoàn đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của đại biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Theo đó, nhiều ý kiến đã đề xuất các nội dung liên quan tới nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước; nhiệm vụ chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin, thể thao và du lịch; quyền hạn của HĐND cấp tỉnh về bổ sung ngân sách; phân cấp thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ mới lập quy hoạch tỉnh và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch tỉnh cho UBND cấp tỉnh...

 Thi công cao tốc Bắc-Nam giúp Hà Tĩnh tăng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Thi công cao tốc Bắc-Nam giúp Hà Tĩnh tăng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Từ việc phân tích những vướng mắc, khó khăn trên thực tế, nhiều ý kiến cũng đã góp ý vào các điều, khoản cụ thể của dự thảo luật. Qua đó, giúp đại biểu Quốc hội đánh giá tổng quan, toàn diện quá trình thi hành luật hiện hành để tiếp thu, chọn lọc các nội dung phù hợp.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đinh Văn Hồng cho hay: "Thông qua việc góp ý kỹ thuật lập pháp, chúng tôi cũng đã có ý kiến nhằm hoàn thiện thể thức của văn bản QPPL và được các đại biểu Quốc hội tiếp thu, ghi nhận. Đối với những thuật ngữ chuyên ngành, đoàn cũng đã tích cực trao đổi với đơn vị chuyên môn để làm rõ hơn".

 Thành viên CLB "Sân khấu hóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" tái hiện các tình huống đời thường để truyền đạt kiến thức pháp lý cho người nghe.

Thành viên CLB "Sân khấu hóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật" tái hiện các tình huống đời thường để truyền đạt kiến thức pháp lý cho người nghe.

Trước đó, vào chiều 21/4, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng các dự án luật về lĩnh vực an ninh trật tự (ANTT). Các dự án luật được lấy ý kiến góp ý của đại biểu gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ.

Tại đây, một số ý kiến cho rằng, cần bổ sung định nghĩa một số thuật ngữ tạo điều kiện cho cơ quan thực thi pháp luật trong quá trình xử lý; sửa đổi quy định về chế tài với những hành vi vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân; làm rõ hành vi bị cấm về mua, bán dữ liệu cá nhân; đặt ra tiêu chí cụ thể về bổ nhiệm điều tra viên; tăng thẩm quyền chức năng nhiệm vụ của cơ quan cấp xã để giảm áp lực cho cơ quan điều tra cấp tỉnh…

 Việc lấy ý kiến góp ý các dự án luật về lĩnh vực ANTT nhằm nâng cao chất lượng khi được áp dụng trong thực tiễn.

Việc lấy ý kiến góp ý các dự án luật về lĩnh vực ANTT nhằm nâng cao chất lượng khi được áp dụng trong thực tiễn.

Thiếu tá Nguyễn Hoàng Anh - Trưởng Công an xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) chia sẻ: "Tại hội nghị này, tôi đã đưa ra một số góp ý đối với Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù về việc bổ sung tài liệu bàn giao là hộ chiếu thay vì bản sao như dự thảo luật quy định. Quá trình làm việc cho thấy, không chỉ riêng lực lượng công an mà các đại biểu Quốc hội cũng thể hiện sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực ANTT. Đối với những vấn đề công an các đơn vị còn băn khoăn cũng đã được đại biểu đoàn giải thích cụ thể".

Qua 2 hội nghị lấy ý kiến, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp thu, tổng hợp các nội dung liên quan đến 8 dự án luật về lĩnh vực ANTT và tài chính. Các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các dự án luật nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao về tinh thần, trách nhiệm của những người tham gia. Các ý kiến đã thể hiện đại biểu nắm chắc về chuyên môn, nghiệp vụ, thể thức, quy định của pháp luật để định hướng tổng quát, cụ thể; góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai thi hành luật sau khi được thông qua.

 Nhờ KHCN và đổi mới sáng tạo, Công ty TNHH KH&CN An Phát gặt hái được nhiều thành công, ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.

Nhờ KHCN và đổi mới sáng tạo, Công ty TNHH KH&CN An Phát gặt hái được nhiều thành công, ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.

Quá trình lấy ý kiến lập pháp được tiến hành bảo đảm tính dân chủ, thực chất, có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các thành phần liên quan như: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Luật gia, Sở Tư pháp... cùng cơ quan chuyên môn. Nội dung gợi ý thảo luận cụ thể, tập trung vào những vấn đề trọng tâm của dự án luật, nhất là những vấn đề còn có nhiều quan điểm trái chiều. Trên cơ sở đó, Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu, chọn lọc để tổng hợp, gửi tới các cơ quan hữu quan.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia cho hay: "Với khối lượng công tác lập pháp lớn nhất, có tính chất phức tạp từ đầu nhiệm kỳ đến nay nhằm tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách để phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, công tác chuẩn bị tham gia vào các dự án luật được chúng tôi đặc biệt chú trọng. Không chỉ trong khuôn khổ các hội nghị, Đoàn cũng tham khảo ý kiến từ các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, nhà khoa học để có được cách nhìn toàn diện, khách quan, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác lập pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn".

Từ ngày 14/4 - 19/4, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức tiếp xúc cử tri tại 7 địa phương (gồm TX Kỳ Anh, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, TX Hồng Lĩnh, Nghi Xuân).

Qua tiếng nói của cử tri tỉnh nhà, Đoàn đã tiếp nhận nhiều vấn đề bức thiết của xã hội như: chủ trương thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp ĐVHC cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; xây dựng phương án sắp xếp các xã cần đảm bảo tiêu chí, nhằm vận hành hiệu quả, gần dân, sát dân; đảm bảo chế độ chính sách đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp... Cùng với đó là các vấn liên quan đến chế độ, chính sách cho người có công, siết chặt quản lý các cơ sở khám chữa bệnh ngay từ khi cấp phép; giải pháp xử lý tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…

Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng tổ chức làm việc với một số cơ quan, địa phương, đơn vị trong tỉnh; lấy ý kiến bằng văn bản của UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị. Qua đó, tổng hợp 30 ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền Trung ương báo cáo tổng hợp về Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Quốc hội...

Thùy Dương

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/phat-huy-vai-tro-cua-co-quan-dan-cu-trong-cong-tac-lap-phap-post286489.html
Zalo