Phát hiện về khu định cư 11.000 tuổi, lịch sử phải viết lại

Các nhà khảo cổ đã phát hiện một khu định cư 11.000 tuổi ở Saskatchewan, Canada. Điều này có thể khiến lịch sử viết lại về những cư dân bản địa.

Một khu định cư khoảng 11.000 tuổi đã được các chuyên gia phát hiện ở Saskatchewan, Canada. Khu định cư mới khai quật là một ngôi làng có tên Âsowanânihk. Đây là một trong những địa điểm khảo cổ lâu đời nhất từng được tìm thấy tại quốc gia này. Ảnh: Sturgeon Lake First Nation.

Một khu định cư khoảng 11.000 tuổi đã được các chuyên gia phát hiện ở Saskatchewan, Canada. Khu định cư mới khai quật là một ngôi làng có tên Âsowanânihk. Đây là một trong những địa điểm khảo cổ lâu đời nhất từng được tìm thấy tại quốc gia này. Ảnh: Sturgeon Lake First Nation.

Khám phá mới về ngôi làng cổ đại Âsowanânihk cho thấy một xã hội có tổ chức đã tồn tại ở miền Trung Canada sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây của các chuyên gia. Ảnh: Matthew Boonstra/CC BY-SA 4.0.

Khám phá mới về ngôi làng cổ đại Âsowanânihk cho thấy một xã hội có tổ chức đã tồn tại ở miền Trung Canada sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây của các chuyên gia. Ảnh: Matthew Boonstra/CC BY-SA 4.0.

"Khu định cư khoảng 11.000 tuổi trên đã làm thay đổi mọi thứ mà chúng ta từng biết và có thể thay đổi câu chuyện về nền văn minh bản địa ban đầu ở Bắc Mỹ", nhà khảo cổ học nghiệp dư Dave Rondeau, người đầu tiên phát hiện ra di tích này vào năm 2023, cho biết. Ảnh: Sturgeon Lake First Nation.

"Khu định cư khoảng 11.000 tuổi trên đã làm thay đổi mọi thứ mà chúng ta từng biết và có thể thay đổi câu chuyện về nền văn minh bản địa ban đầu ở Bắc Mỹ", nhà khảo cổ học nghiệp dư Dave Rondeau, người đầu tiên phát hiện ra di tích này vào năm 2023, cho biết. Ảnh: Sturgeon Lake First Nation.

Tại Âsowanânihk, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ bằng đá, hố lửa, xương bò rừng bison. Trong đó, một hố lửa rất lớn cho thấy khu định cư này từng được người dân sử dụng trong một thời gian dài hoặc nhiều lần trong thời gian ngắn hơn. Ảnh: artsandscience.

Tại Âsowanânihk, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ bằng đá, hố lửa, xương bò rừng bison. Trong đó, một hố lửa rất lớn cho thấy khu định cư này từng được người dân sử dụng trong một thời gian dài hoặc nhiều lần trong thời gian ngắn hơn. Ảnh: artsandscience.

Glenn Stuart - nhà khảo cổ học tại Đại học Saskatchewan, người tham gia vào dự án khai quật trên cho hay Âsowanânihk có khả năng là một khu định cư lâu dài, chứ không phải là một trại săn bắn tạm thời, nơi những thợ săn bản địa đã săn bắn loài bò rừng bison antiquus đã tuyệt chủng. Ảnh: adventures.

Glenn Stuart - nhà khảo cổ học tại Đại học Saskatchewan, người tham gia vào dự án khai quật trên cho hay Âsowanânihk có khả năng là một khu định cư lâu dài, chứ không phải là một trại săn bắn tạm thời, nơi những thợ săn bản địa đã săn bắn loài bò rừng bison antiquus đã tuyệt chủng. Ảnh: adventures.

Than củi từ một trong những lò sưởi được xác định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ cho thấy chúng khoảng 10.700 năm tuổi. Điều này có nghĩa là người dân đã sống trong ngôi làng Âsowanânihk ngay sau khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc. Vào thời điểm ấy, đất đai thích hợp cho cây trồng phát triển. Ảnh: Sturgeon Lake First Nation.

Than củi từ một trong những lò sưởi được xác định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ cho thấy chúng khoảng 10.700 năm tuổi. Điều này có nghĩa là người dân đã sống trong ngôi làng Âsowanânihk ngay sau khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc. Vào thời điểm ấy, đất đai thích hợp cho cây trồng phát triển. Ảnh: Sturgeon Lake First Nation.

Nhà khảo cổ Stuart cho hay con người đã tới Âsowanânihk sinh sống ngay khi nơi này có thể sinh sống được và định cư tại nơi này trong hàng nghìn năm. Ảnh: Submitted/ Dave Rondeau.

Nhà khảo cổ Stuart cho hay con người đã tới Âsowanânihk sinh sống ngay khi nơi này có thể sinh sống được và định cư tại nơi này trong hàng nghìn năm. Ảnh: Submitted/ Dave Rondeau.

Âsowanânihk hiện đang được các nhà khảo cổ học, bao gồm chuyên gia Stuart, thực hiện các nghiên cứu, khảo sát và khai quật. Họ cũng làm việc với chính quyền địa phương để bảo vệ địa điểm khảo cổ này trước nguy cơ bị xói mòn hoặc bị phá hủy do các hoạt động khai thác gỗ trong khu vực. Ảnh: Submitted/ Dave Rondeau.

Âsowanânihk hiện đang được các nhà khảo cổ học, bao gồm chuyên gia Stuart, thực hiện các nghiên cứu, khảo sát và khai quật. Họ cũng làm việc với chính quyền địa phương để bảo vệ địa điểm khảo cổ này trước nguy cơ bị xói mòn hoặc bị phá hủy do các hoạt động khai thác gỗ trong khu vực. Ảnh: Submitted/ Dave Rondeau.

Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-hien-ve-khu-dinh-cu-11000-tuoi-lich-su-phai-viet-lai-2079483.html
Zalo