Phát hiện tiền giả, khách hàng không hợp tác, Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp này

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khi phát hiện tiền giả, nghi giả từ khách hàng, các tổ chức tín dụng sẽ có trách nhiệm thu giữ theo quy định, không trả lại tiền giả, nghi giả cho khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.

Theo đó, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là các tổ chức tín dụng) có trách nhiệm xử lý tiền giả, nghi giả.

Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được bồi dưỡng kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.

- Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khi phát hiện tiền giả, nghi giả từ khách hàng, các tổ chức tín dụng sẽ có trách nhiệm thu giữ theo quy định, không trả lại tiền giả, nghi giả cho khách hàng.

- Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khi phát hiện tiền giả, nghi giả từ khách hàng, các tổ chức tín dụng sẽ có trách nhiệm thu giữ theo quy định, không trả lại tiền giả, nghi giả cho khách hàng.

Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.

NHNN cho biết, khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định; không trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.

Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, nhân viên ngân hàng đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an.

Sau đó, xử lý như sau:

Trường hợp là tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, phải thực hiện thu giữ, lập biên bản, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả.

Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện như sau: Đóng dấu "TIỀN GIẢ" lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).

Trường hợp xác định là tiền giả loại mới: Cán bộ ngân hàng phải thực hiện thu giữ và lập biên bản nhưng không đóng dấu, không bấm lỗ tiền giả.

Đồng thời, thông báo đến cơ quan công an gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hoặc tiền giả loại mới; hoặc có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch; hoặc trường hợp khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.

Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền, sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt.

Diễn biến giá đất nền tại Gia Lâm, Hà Nội những ngày đầu năm 2025

Khánh Dương

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/phat-hien-tien-gia-khach-hang-khong-hop-tac-ngan-hang-se-ap-dung-bien-phap-nay-172250116155149945.htm
Zalo