Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia phát hiện một hóa thạch nòng nọc khoảng 161 triệu năm tuổi. Mẫu hóa thạch có kích thước 16 cm và trở thành là dạng ấu trùng rất lớn của một con ếch to lớn).
Hóa thạch nòng nọc trên được khai quật từ vùng đất ngày nay gọi là Patagonia, Argentina. Đây là mẫu hóa thạch lâu đời nhất về nòng nọc được phát hiện trên thế giới vào giai đoạn giữa kỷ Jura tại nơi này.
Tác giả chính, Tiến sĩ Mariana Chuliver Pereyra từ Đại học Quốc gia La Plata, cho hay môi trường sống của con nòng nọc trên có lẽ là một cái ao cạn. Ao nước bị khô cạn định kỳ do điều kiện khí hậu thay đổi.
Các nhà khoa học cho hay hóa thạch nòng nọc mới được tìm thấy hé lộ nó đã có chết tự nhiên. Sau khi chết, nó được bao phủ bởi tro núi lửa và bùn, một loại trầm tích hạt mịn.
"Sự lắng đọng của những lớp trầm tích mịn này đã giúp bảo quản mẫu vật nòng nọc một cách hoàn hảo trong hơn 160 triệu năm", Tiến sĩ Mariana cho hay.
Nòng nọc này được cho là của loài ếch kỷ Jura có tên Notobatrachus degiustoi - loài lưỡng cư đã tuyệt chủng và nổi tiếng nhất từ thời đại này.
Giống như loài Anura (ếch và cóc) ngày nay, chúng có vòng đời gồm hai giai đoạn, bắt đầu là ấu trùng sống dưới nước - chính là nòng nọc - và kết thúc là ếch trưởng thành.
Các nhà khoa học cho hay việc nghiên cứu mẫu hóa thạch này có thể giúp làm sáng tỏ bí ẩn về nòng nọc thời cổ đại có điểm chung và khác biệt gì so với nòng nọc của các loài ếch ngày nay.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (theo Sci.news, Ilfscience)