Phát hiện mới về xác mèo răng kiếm bị đóng băng 35.000 năm

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, con mèo răng kiếm bị đóng băng ở Siberia chết cách đây khoảng 35.000 năm, qua đời khi 3 tuần tuổi.

Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện một xác ướp mèo răng kiếm ở Siberia. Con vật được chôn vùi trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Kết quả nghiên cứu mới công bố hé lộ những bí mật về con vật chết cách đây khoảng 35.000 năm. Ảnh: Scientific Reports.

Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện một xác ướp mèo răng kiếm ở Siberia. Con vật được chôn vùi trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Kết quả nghiên cứu mới công bố hé lộ những bí mật về con vật chết cách đây khoảng 35.000 năm. Ảnh: Scientific Reports.

Cụ thể, nhóm nhà nghiên cứu cho hay dù nằm trong lớp đất đóng băng ở Siberia trong khoảng 35.000 năm nhưng con mèo răng kiếm vẫn còn khá nguyên vẹn, trong đó còn nguyên ria và móng vuốt. Ảnh: Scientific Reports.

Cụ thể, nhóm nhà nghiên cứu cho hay dù nằm trong lớp đất đóng băng ở Siberia trong khoảng 35.000 năm nhưng con mèo răng kiếm vẫn còn khá nguyên vẹn, trong đó còn nguyên ria và móng vuốt. Ảnh: Scientific Reports.

Phân tích mới chỉ ra con mèo răng kiếm chết khi 3 tuần tuổi. Các nhà khoa học tìm thấy xương chậu, xương đùi và xương cẳng chân được bao bọc trong cùng một khối băng với xác ướp của con mèo răng kiếm. Nguyên nhân khiến nó tử vong vẫn chưa được xác định. Ảnh: Lopatin, A.V., Sotnikova, M.V., Klimovsky, A.I. et al.

Phân tích mới chỉ ra con mèo răng kiếm chết khi 3 tuần tuổi. Các nhà khoa học tìm thấy xương chậu, xương đùi và xương cẳng chân được bao bọc trong cùng một khối băng với xác ướp của con mèo răng kiếm. Nguyên nhân khiến nó tử vong vẫn chưa được xác định. Ảnh: Lopatin, A.V., Sotnikova, M.V., Klimovsky, A.I. et al.

Xác mèo răng kiếm ở tình trạng nguyên vẹn cực kỳ hiếm gặp. Theo các chuyên gia, xác ướp trên thuộc về loài Homotherium latidens đã tuyệt chủng. Mèo răng kiếm sống trên khắp thế giới vào thế Thượng Tân (2,6 - 5,3 triệu năm trước) và đầu thế Canh Tân (11.700 - 2,6 triệu năm trước). Tuy nhiên, họ có bằng chứng cho thấy loài này phân bố kém rộng rãi hơn vào cuối thế Canh Tân (kỷ băng hà cuối cùng). Ảnh: Lopatin, A.V., Sotnikova, M.V., Klimovsky, A.I. et al.

Xác mèo răng kiếm ở tình trạng nguyên vẹn cực kỳ hiếm gặp. Theo các chuyên gia, xác ướp trên thuộc về loài Homotherium latidens đã tuyệt chủng. Mèo răng kiếm sống trên khắp thế giới vào thế Thượng Tân (2,6 - 5,3 triệu năm trước) và đầu thế Canh Tân (11.700 - 2,6 triệu năm trước). Tuy nhiên, họ có bằng chứng cho thấy loài này phân bố kém rộng rãi hơn vào cuối thế Canh Tân (kỷ băng hà cuối cùng). Ảnh: Lopatin, A.V., Sotnikova, M.V., Klimovsky, A.I. et al.

Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Cổ sinh vật học Borissiak cho biết trong thời gian dài, sự hiện diện của Homotherium latidens ở lục địa Á Âu được ghi nhận vào giữa thế Canh Tân (126.000 - 770.000 năm trước). Việc phát hiện xác ướp mèo răng kiếm trên giúp các chuyên gia có thêm thông tin về sự phân bố của chúng và xác nhận loài này tồn tại cuối thế Canh Tân ở châu Á. Ảnh: Scientific Reports.

Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Cổ sinh vật học Borissiak cho biết trong thời gian dài, sự hiện diện của Homotherium latidens ở lục địa Á Âu được ghi nhận vào giữa thế Canh Tân (126.000 - 770.000 năm trước). Việc phát hiện xác ướp mèo răng kiếm trên giúp các chuyên gia có thêm thông tin về sự phân bố của chúng và xác nhận loài này tồn tại cuối thế Canh Tân ở châu Á. Ảnh: Scientific Reports.

Kết quả nghiên cứu xác ướp mèo răng kiếm cho thấy nó thích nghi tốt với điều kiện ở kỷ băng hà. Các nhà nghiên cứu so sánh nó với xác một con sư tử hiện đại (Panthera leo) 3 tuần tuổi và nhận thấy mèo răng kiếm có bàn chân rộng hơn và không có đệm ở khớp cổ chân để giảm xóc như loài mèo lớn ngày nay. Ảnh: Scientific Reports.

Kết quả nghiên cứu xác ướp mèo răng kiếm cho thấy nó thích nghi tốt với điều kiện ở kỷ băng hà. Các nhà nghiên cứu so sánh nó với xác một con sư tử hiện đại (Panthera leo) 3 tuần tuổi và nhận thấy mèo răng kiếm có bàn chân rộng hơn và không có đệm ở khớp cổ chân để giảm xóc như loài mèo lớn ngày nay. Ảnh: Scientific Reports.

Những đặc điểm trên cho phép mèo răng kiếm đi lại dễ dàng trong tuyết cũng như lớp lông dày mềm mại giúp bảo vệ chúng trước nhiệt độ vùng cực. Ảnh: Scientific Reports.

Những đặc điểm trên cho phép mèo răng kiếm đi lại dễ dàng trong tuyết cũng như lớp lông dày mềm mại giúp bảo vệ chúng trước nhiệt độ vùng cực. Ảnh: Scientific Reports.

Mèo răng kiếm có miệng lớn, tai nhỏ, chi trước dài, lông sẫm màu và phần cổ dày hơn nhiều. Ảnh: X.com.

Mèo răng kiếm có miệng lớn, tai nhỏ, chi trước dài, lông sẫm màu và phần cổ dày hơn nhiều. Ảnh: X.com.

Mời độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-moi-ve-xac-meo-rang-kiem-bi-dong-bang-35000-nam-2053528.html
Zalo