Phát hiện mới nhất về nguyên nhân khiến mực nước biển ngày càng dâng cao
Lũ lụt ở bờ biển Đông Bắc Mỹ đã tăng đáng kể khi mạng lưới quan trọng của các dòng hải lưu Đại Tây Dương suy yếu.

Sóng đánh vào bãi biển tháng 1.2016 tại Cape May, New Jersey. Bờ biển đông bắc Mỹ là điểm nóng về mực nước biển dâng cao. Ảnh: Andrew Renneisen/Getty Images
Nhóm các nhà khoa học cảnh báo hệ thống hải lưu khổng lồ đang có những dấu hiệu báo động, tiến gần đến điểm giới hạn và có thể sẽ sụp đổ chỉ trong vài thập kỷ nữa.
Hoàn lưu đảo ngược kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC), hoạt động giống như một băng chuyền khổng lồ, vận chuyển nhiệt, muối và nước ngọt qua đại dương và ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết cũng như mực nước biển trên khắp hành tinh.
AMOC, bao gồm dòng hải lưu Gulf, hoạt động như một “băng chuyền” mang nhiệt và chất dinh dưỡng từ các vùng biển nhiệt đới đến vùng Bắc Đại Tây Dương, đồng thời đẩy dòng nước lạnh xuống phía nam.
Hệ thống này giúp giữ ấm cho Bán cầu Bắc, duy trì sự sống biển và ổn định khí hậu toàn cầu.
Lũ lụt ven biển sẽ gây ra mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu, nhưng AMOC cũng đóng một vai trò quan trọng ở Đông Bắc Mỹ, theo nghiên cứu được công bố vào ngày 16.5.
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ các máy đo thủy triều (loại thiết bị theo dõi sự thay đổi mực nước biển), kết hợp với các mô hình đại dương, đã xác định AMOC đã ảnh hưởng đến lũ lụt ở khu vực trong những thập kỷ qua.
Theo đó, từ năm 2005 đến năm 2022, có tới 50% các sự kiện lũ lụt dọc theo bờ biển đông bắc là do AMOC yếu hơn gây ra.
Nghiên cứu sâu hơn cũng cho thấy mực nước biển dâng do AMOC suy yếu có thể gây ra tới 8 ngày lũ lụt mỗi năm trong giai đoạn này.
Mặc dù Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trước đây đã ước tính khả năng AMOC sụp đổ trong thế kỷ này là dưới 10%, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thực tế có thể nghiêm trọng hơn.
Theo nghiên cứu, những mô hình thử nghiệm đã cung cấp cái nhìn thoáng qua về tương lai, đồng thời dự báo tần suất nhiều hơn về diễn biến lũ lụt ven biển ở Đông Bắc trong khoảng ba năm tới.
“Ý tưởng cho rằng AMOC tác động đến mực nước biển dâng ở khu vực này không phải là mới”, Liping Zhang, tác giả nghiên cứu và nhà khoa học dự án tại Phòng thí nghiệm động lực học chất lưu địa vật lý thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, cho biết.
Tuy nhiên, theo bà Zhang, nghiên cứu này là lần đầu tiên phát hiện ra hoàn lưu suy yếu và cho thấy hiện tượng này tác động đáng kể đến tần suất lũ lụt.
AMOC tác động đến mực nước biển dâng
David Thornally, Giáo sư khoa học đại dương và khí hậu tại trường University College London, người không tham gia vào nghiên cứu, cho hay có hai lý do chính khiến AMOC tác động đến mực nước biển dâng.
Hoàn lưu AMOC mạnh thường liên quan đến vùng nước sâu dày đặc chảy dọc theo ranh giới phía tây của Bắc Đại Tây Dương.
AMOC suy yếu sẽ thúc đẩy mực nước biển dâng cao. Một AMOC yếu hơn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của Dòng hải lưu Gulf Stream, khiến nước chảy ngược trở lại thềm lục địa và khiến mực nước biển dâng cao ở bờ biển.
Mực nước dâng cũng là vấn đề lớn và cấp bách đối với xã hội khi khí hậu ấm lên. Lũ lụt ven biển có thể "định hình lại môi trường ven biển và gây ra mối đe dọa cho cả tính mạng và cơ sở hạ tầng ở các vùng ven biển", bà Zhang nói trên CNN.
Những phát hiện này sẽ rất hữu ích trong dự đoán và có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn trước các sự kiện lũ lụt gây thiệt hại và tốn kém.
“Nghiên cứu này là cách tốt nhất để chứng minh những tác động hàng ngày về những thay đổi của AMOC”, bà nói và liên hệ đến tình trạng đóng băng sâu sau khi AMOC sụp đổ.
Vì nghiên cứu dựa trên các mô hình khí hậu, nên kết quả sẽ còn phụ thuộc vào mức độ vật lý ở thực tế.
Gerard McCarthy, một nhà hải dương học tại Đại học Maynooth ở Ireland, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng vì cho thấy “AMOC sụp đổ có thể giúp dự đoán mực nước biển dâng cực đại dọc theo bờ biển này.
Trong khi đó, một loạt các nghiên cứu gần đây mới chỉ ra những dấu hiệu cho thấy AMOC có thể đang trên đà suy yếu đáng kể trong những thập kỷ tới khi biến đổi khí hậu làm ấm đại dương và làm tan băng