Phát hiện 'kho báu' và 1 thứ chất lỏng lạ lùng trong mộ cổ 3.000 năm, chuyên gia cũng phải ngỡ ngàng
Mở mộ cổ 3.000 năm tuổi các chuyên gia phải 'tái mặt' khi thấy những thứ bên trong.
Khai quật khu lăng mộ cổ Bắc Bạch Nga ở Trung Quốc đã đem đến cho các nhà khoa học nhiều thông tin nghiên cứu mới. Theo đó, sau khi khai quật, 9 ngôi mộ, 17 hỗ tro và hơn 500 di tích đã được phát hiện. Đa số đều là các món cổ vật được làm từ đồng xanh, ngọc bích, đá, sơn mài và vàng. Những thứ này không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn mang đậm giá trị văn hóa tinh hoa của thời đại bấy giờ.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra trong 2 chiếc ấm đồng được tìm thấy có 1 chất lỏng kì lạ. Miệng ấm đã được bịt kín đáo, khi mở ra phát hiện 1 thứ chất lỏng trong suốt bên trong. Đem đi phân tích để tìm hiểu nguồn gốc của chất lỏng này, các nhà kho học kết luận rằng chất lỏng này chứa chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ, chính là thành phần cần thiết để sản xuất rượu vang.
Đây là phát hiện quan trọng, cho thấy chất lỏng trong các chiếc ấm là rượu trái cây được lên men từ thời nhà Chu. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên và đánh giá cao về giá trị của khám phá này đối với ngành khảo cổ học và nghiên cứu về văn hóa cổ đại.
Việc phát hiện ra thứ chất lỏng kì lạ này không chỉ mang lại những thông tin mới về lịch sử sản xuất rượu trái cây mà còn cung cấp thêm tư liệu để nghiên cứu về hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa khu vực Sơn Tây thời đại xa xưa.
Trước đó, trong 1 cuộc khai quật mộ cổ khác tại Tam Môn Hiệp, Hà Nam, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện 1 chiếc bình đồng trong ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi. Trong chiếc bình này cũng chứa 1 chất lỏng không xác định có màu vàng nâu lẫn tạp chất. Sau khi phân tích thì chất lỏng này là 1 hỗn hợp để sử dụng cầm máu và giảm viêm.