Phát hiện 34 loài động vật hoang dã, quý hiếm trên bờ vực tuyệt chủng toàn cầu

Tại Thanh Hóa có 1.811 loài động vật hoang dã, trong đó có 94 loài nguy cấp, quý, hiếm, 34 loài ở mức đe dọa toàn cầu được ghi trong Danh lục đỏ IUCN – 2012, 56 loài ở mức đe dọa của Việt Nam được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.

Thanh Hóa với tổng diện tích rừng bảo tồn lên đến 82.123,44 ha, bao gồm 2 Vườn quốc gia (VQG), 2 Khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên, 2 KBT loài và 4 Khu di tích lịch sử - văn hóa, vốn được xem là một "túi" đa dạng sinh học quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ.

Nổi bật trong số đó là VQG Bến En, Xuân Liên và 2 KBT thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông như những "pháo đài" cuối cùng lưu giữ các hệ sinh thái rừng đặc trưng trên núi đá vôi và núi đất.

Công tác bảo vệ các loài động vật quý hiếm được lực lượng chức năng tích cực triển khai.

Công tác bảo vệ các loài động vật quý hiếm được lực lượng chức năng tích cực triển khai.

KBT thiên nhiên Pù Hu, nằm ở vị trí giao thoa giữa dãy Hoàng Liên Sơn và Bắc Trường Sơn, nổi tiếng là nơi hội tụ của nhiều loài động, thực vật đặc hữu, những "cư dân bản địa" quý giá mà không dễ tìm thấy ở nơi khác.

Thảm thực vật phong phú nơi đây, cùng với sự liên kết với KBT thiên nhiên Pù Luông và KBT loài Nam Động, còn đóng vai trò tối quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn cho hai con sông lớn của khu vực là sông Đà và sông Mã.

Hơn thế nữa, Pù Hu còn góp phần điều hòa khí hậu, duy trì sự cân bằng sinh thái mong manh của cả vùng.

Lần đầu tiên phát hiện gia đình gấu ngựa gồm 3 cá thể tại KBT thiên nhiên Pù Hu.

Lần đầu tiên phát hiện gia đình gấu ngựa gồm 3 cá thể tại KBT thiên nhiên Pù Hu.

Để bảo tồn "ngôi nhà chung" này, các đơn vị chức năng không ngừng nỗ lực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một cuộc "kiểm kê" quy mô lớn được thực hiện, ghi nhận 1.725 loài thực vật và 915 loài động vật, trong đó có 52 loài được Sách Đỏ Việt Nam năm 2007".

Gà lôi trắng, thuộc nhóm IB rất quý hiếm tại KBT thiên nhiên Pù Luông.

Gà lôi trắng, thuộc nhóm IB rất quý hiếm tại KBT thiên nhiên Pù Luông.

Dữ liệu về đa dạng sinh học được xây dựng, bản đồ phân bố của nhiều loài quý hiếm được thiết lập. Đặc biệt, các biện pháp bảo vệ cụ thể đã được triển khai cho các loài như vàng tâm, sến mật, cùng với việc ứng dụng công nghệ GPS trong tuần tra và giám sát rừng.

Sơn dương thuộc nhóm IB rất quý hiếm tại KBT thiên nhiên Pù Luông.

Sơn dương thuộc nhóm IB rất quý hiếm tại KBT thiên nhiên Pù Luông.

Dự án "Điều tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng chương trình giám sát một số loài động vật quý hiếm tại KBT thiên nhiên Pù Hu" tạo ra một hệ thống giám sát đa dạng sinh học, tập trung vào các loài động thực vật và động vật quý hiếm như: Gà tiền mặt vàng, gấu ngựa, thông tre lá dài, lan kim tuyến, rùa hộp trán vàng Bắc bộ...

Loài Cầy vằn bắc tại Vườn quốc gia Xuân Liên.

Loài Cầy vằn bắc tại Vườn quốc gia Xuân Liên.

Bên cạnh đó, dự án "Ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái đa dạng sinh học bởi các loài động, thực vật xâm lấn tại KBT thiên nhiên Pù Hu giai đoạn 2015 - 2018" vẽ nên bức tranh phân bố của 5 loài xâm lấn nguy hiểm, mở đường cho các giải pháp diệt trừ hiệu quả.

Sự tồn tại, phát triển của Mang pù hoạt là minh chứng VQG Xuân Liên được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu của cả nước.

Sự tồn tại, phát triển của Mang pù hoạt là minh chứng VQG Xuân Liên được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu của cả nước.

Không kém phần quan trọng, VQG Xuân Liên cũng ghi dấu ấn với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thành công, tập trung vào bảo tồn các loài linh trưởng như cu li, vượn đen má trắng, các loài khỉ, và các loài Mang pù hoạt...

Những nỗ lực này mang lại những phát hiện mang tầm quốc tế, tiêu biểu là việc xác định và đặt tên khoa học cho loài nấm mộc hương. Các nhà khoa học cũng đã xác định được 4 loài khỉ thuộc giống Macaca, 2 loài culi (lớn và nhỏ), cùng với 252 loài chim thuộc 55 họ, 17 bộ, trong đó có 10 loài chim quý hiếm như: Gà tiền mặt vàng, vẹt ngực đỏ, hồng hoàng, và 5 loài rùa, 5 loài cầy.

Các nhà khoa học có đầy đủ thông tin, bằng chứng chứng minh về quần thể Mang pù hoạt tuyệt chủng cách đây gần 100 năm đang tồn tại duy nhất được biết đến tại thời điểm này trên toàn thế giới tại VQG Xuân Liên.

Các nhà khoa học có đầy đủ thông tin, bằng chứng chứng minh về quần thể Mang pù hoạt tuyệt chủng cách đây gần 100 năm đang tồn tại duy nhất được biết đến tại thời điểm này trên toàn thế giới tại VQG Xuân Liên.

Đặc biệt, kết quả điều tra và ghi nhận về các loài Mang ở VQG Xuân Liên có kích cỡ khác nhau cho thấy đây là quần thể đang phát triển, được xác định từ hiệu quả của công tác bảo vệ sinh cảnh. Qua nghiên cứu phát hiện loài Mang pù hoạt được cho là đã tuyệt chủng cách đây gần 100 năm.

Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết, hiện nay ở các KBT, VQG trên địa bàn tỉnh có 1.417 loài thực vật rừng, trong đó có 56 loài trong Sách đỏ IUCN năm 2013 và 46 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007.

Cầy gấm.

Cầy gấm.

Về động vật, con số 1.811 loài hoang dã thuộc 241 họ, 46 bộ, 4 lớp; trong đó có 94 loài nguy cấp, quý hiếm gồm: 28 loài thú, 35 loài chim, 15 loài bò sát, 6 lưỡng cư, 6 loài côn trùng, 4 loài cá); có 34 loài ở mức đe dọa toàn cầu được ghi trong Danh mục đỏ IUCN – 1012; 56 loài ở mức đe dọa của Việt Nam được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam -1007 và 71 loài được ghi trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Mang Hoẵng vó vàng.

Mang Hoẵng vó vàng.

Các KBT và VQG tại Thanh Hóa không chỉ là nơi trú ngụ của những loài động, thực vật quý hiếm mà còn là "ngân hàng gen" vô giá, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn gen của các loài đặc hữu. Tuy nhiên, những con số báo động về các loài đang bị đe dọa là một lời nhắc nhở khẩn thiết về những thách thức to lớn trong công tác bảo tồn.

Ngọc Hưng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-34-loai-dong-vat-hoang-da-quy-hiem-tren-bo-vuc-tuyet-chung-toan-cau-169250517215325907.htm
Zalo