Phật giáo Pakistan và sự hủy diệt bi thảm

Mặc dù đạo Phật có ý nghĩa trong khu vực, Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay có dân số theo đạo Phật với số lượng không đáng kể, gần bằng không phần trăm.

Tác giả: Chandan Kumar
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: bitterwinter.org

Sự phá hoại của những phần tử Hồi giáo cực đoan được hậu thuẫn bởi phần tử quá khích trong thể chế Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, dân số theo Phật giáo ngày càng giảm, và chính sách của chính phủ khiến Phật giáo có nguy cơ biến mất khỏi đất nước này.

Đạo Phật một trong những tôn giáo cổ đại nhất thế giới, từng hưng thịnh một thời tại Pakistan, đặc biệt là nền văn minh Gandhāra và di sản Phật giáo ở Pakistan. Với di sản và nghệ thuật và văn hóa Phật giáo phong phú, đáng lẽ Pakistan là thế giới Cực lạc dành cho những người phật tử và là nơi du khách thập phương hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Các thành phần cực đoan hoạt động dưới sự hỗ trợ của nhà nước, khiến dân số theo đạo Phật gần như bằng không, họ đang góp phần phá hủy đạo Phật.

Nguồn: https://bitterwinter.org/

Nguồn: https://bitterwinter.org/

Những phần tử cực đoan được bảo trợ

Một trong những yếu tố quan trọng nhất, góp phần phá hủy đạo Phật ở Pakistan là sự hiện diện và ảnh hưởng của các phần tử Hồi giáo cực đoan do phần tử quá khích trong bộ máy nhà nước hậu thuẫn và họ đã tích cực nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số bao gồm đạo Phật.

Kết quả là nhiều phật tử đã di cư khỏi khu vực bạo lực và đàn áp này. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan ở Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, đã dẫn đến việc phá hủy các di sản và hiện vật đạo Phật. Những bức tượng gần 1.500 năm tuổi ở Bamiyan ở nước láng giềng Afghanistan đã bị Taliban đặt bom phá hủy tượng Phật lớn nhất thế giới, làm chấn động địa cầu. Vụ phần tử Hồi giáo cực đoan phá hủy các pho tượng Phật ở Bamiyan gây sự quan tâm của quốc tế, những hành động phá hoại đạo Phật này tương tự đã xảy ra ở Pakistan lại rất ít có sự phản đối trên toàn cầu.

Dân số theo đạo Phật bằng không

Mặc dù đạo Phật có ý nghĩa trong khu vực, Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay có dân số theo đạo Phật với số lượng không đáng kể, gần bằng không phần trăm. Sự suy giảm đáng kể này không phải do sự thay đổi nhân khẩu học tự nhiên mà là hậu quả của sự đàn áp, phân biệt đối xử, bạo lực đối với các phật tử.

Cộng đồng phật tử đang suy yếu ở Pakistan, phản ánh một thực tế bi thảm về cách chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đã thành công trong việc xóa sổ một nhóm tôn giáo và văn hóa từng thịnh vượng. Nhiều phật tử vẫn ở lại quê nhà Pakistan, họ sống trong sự sợ hãi và không an toàn và buộc phải che dấu danh tính tôn giáo của mình.

Hành động của lừa dối

Các hành động của chính phủ liên quan đến Phật giáo thường vẽ nên một bức tranh sai lệch đối với cộng đồng quốc tế. Họ tổ chức các sự kiện như chuyến hành hương chiêm bái hiền thánh tăng, Truyền thống An cư mùa mưa (Vassavàsa) và Hội thảo khoa học nền văn minh Phật giáo Gandhāra, để thể hiện cam kết của họ đối với việc bảo tồn các di sản Phật giáo. Tuy nhiên, trên thực tế các hoạt động này thường chỉ là những cử chỉ mang tính tượng trưng nhằm đánh lạc hướng khỏi thực tế khắc nghiệt.

Tour du lịch hành hương chiêm bái hành hương chiêm bái hiền thánh tăng, giới thiệu các địa điểm lịch sử nền văn minh Phật giáo Gandhāra. Mặc dù các tour du lịch này có thể cung cấp tầm nhìn ngắn hạn, nhưng chúng không giải quyết được nhiều vấn đề mang tính hệ thống mà cộng đồng phật tử phải đối mặt.

Vassavàsa: Truyền thống An cư mùa mưa (Vassavàsa), được tổ chức ở Pakistan với nhiều sự rầm rộ sôi nổi, nhưng lễ kỷ niệm này thiếu tính xác thực vì nó được thực hiện bởi một cộng đồng phật tử gần như không tồn tại. Đây là một chương trình biểu diễn văn hóa hơn là một nghi lễ tôn giáo thực sự.

Hội thảo khoa học nền văn minh Phật giáo Gandhāra: Hội thảo khoa học nền văn minh Phật giáo Gandhāra, một sự kiện quốc tế, được tổ chức thảo luận và thúc đẩy việc bảo tồn di sản nền văn minh Phật giáo Gandhāra. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận này thường có vẻ hời hợt khi so sánh với thực tế nghiệt ngã bởi những cuộc đàn áp phật giáo.

Kết luận

Những nỗ lực của chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, nhằm xây dựng hình ảnh hài hòa, khoan dung và tôn trọng đạo Phật, trở nên vô nghĩa khi chính những người dân họ tuyên bố vân tiếp tục sẽ bảo vệ, nhưng họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và bạo lực.

Sự hủy diệt Phật giáo Pakistan là một thảm kịch có quy mô lớn. Khu vực này từng là trung tâm thịnh vượng của nền văn minh Phật giáo Gandhāra, niềm tự hào với nhiều cơ sở tự viện, cơ sở giáo dục Phật giáo, bảo tháp Phật giáo, và những hiện vật tại Thánh địa Phật giáo thiêng liêng này là minh chứng cho lịch sử cổ đại. Ngày này, những tàn tích Phật giáo này đang bị đe dọa và cộng đồng phật tử đã bị gạt ra ngoài lề xã hội và sự đàn áp.

Ảnh hưởng bởi các thành phần cực đoan, cùng với dân số phật tử gần như bằng không, khắc họa nên một bức tranh ảm đạm cho tương lai Phật giáo Pakistan. Những hành động của phần tử lừa dối trong mạng lưới các hoạt động như tổ chức các chuyến du lịch hành hương và hội thảo, không thể che dấu được thực tế khắc nghiệt.

Cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế diễn ra ở nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho việc bảo tồn di sản nền văn minh Phật giáo Gandhāra phong phú ở quốc gia Hồi giáo này. Với nguồn lực hạn chế dành cho việc bảo tồn văn hóa, các di tích lịch sử Phật giáo, các cơ sở tự viện Phật giáo và hiện vật đang phải đối mặt với tình trạng bỏ hoang phế và thiếu bảo trì. Gánh nặng tài chính đã dẫn đến các biện pháp an ninh kinh tế, thiếu kinh phí tài trợ, làm tăng nguy cơ cướp bóc và phá hoại. An ninh bất ổn có thể dẫn đến việc khai quật di sản bất hợp pháp và nạn cướp bóc các hiện vật có giá trị, có thể sẽ đưa di sản văn hóa do cướp bóc ra thị trường chợ đen quốc tế.

Cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế có thể vô tình khuyến khích buôn bán các hiện vật Phật giáo bất hợp pháp, vì những cá nhân tuyệt vọng vì thu nhập có thể dùng đến việc cướp bóc và bán các mặt hàng bị đánh cắp. Ngoài ra, sự suy thoái thương mại du lịch, do cơ sở hạ tầng và các hoạt động quảng bá tiếp tục tác động đến nền kinh tế địa phương và làm giảm động lực bảo vệ và bảo tồn những báu vật lịch sử này.

Cộng đồng quốc tế cần phải gây sức ép để chính phủ Pakistan chịu trách nhiệm về cách đối xử của bản thân họ đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả phật tử. Cần có những nỗ lực thực sự để bảo vệ và bảo tồn các di sản Phật giáo, đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của cộng đồng phật tử còn lại. Chỉ thông qua cam kết thực sự đối với sự hài hòa, sự khoan dung tôn giáo và bảo tồn văn hóa, Pakistan mới có thể hy vọng đảo ngược xu hướng bi thảm về việc hủy diệt Phật giáo.

Tác giả: Chandan Kumar
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: bitterwinter.org

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/phat-giao-pakistan-va-su-huy-diet-bi-tham.html
Zalo