Phát biểu ấn tượng của Tổng Bí thư và Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp bất thường
'Thế giới phát triển rồi mà cứ đi theo thì lúc nào cũng lũn cũn đi sau', 'Khó cũng phải làm nhưng không có nghĩa làm liều', 'ăn nhau ở phương pháp làm, đừng nặng nề trình tự thủ tục'… Tổng Bí thư Tô Lâm cùng nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm thẳng thắn khi thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.
![“Thế giới phát triển rồi mà cứ đi theo thì lúc nào cũng lũn cũn đi sau” – Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh để đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thì nước ta phải biết đi tắt đón đầu chứ không phải tiếp nhận những công nghệ lạc hậu. Khoa học là miền đất hoang vu cần khai phá, ai đi vào trúng được thì thắng lớn, còn “thênh thang ai cũng đến được thì dễ quá”. Hàng lối rất ngăn nắp nhưng vẫn phải chạy, để chờ xếp hàng xong, chỉnh tề mới hô cùng chạy thì muộn rồi, người ta đã đi xa rồi.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/1c362a380576ec28b567.jpg)
“Thế giới phát triển rồi mà cứ đi theo thì lúc nào cũng lũn cũn đi sau” – Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh để đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thì nước ta phải biết đi tắt đón đầu chứ không phải tiếp nhận những công nghệ lạc hậu. Khoa học là miền đất hoang vu cần khai phá, ai đi vào trúng được thì thắng lớn, còn “thênh thang ai cũng đến được thì dễ quá”. Hàng lối rất ngăn nắp nhưng vẫn phải chạy, để chờ xếp hàng xong, chỉnh tề mới hô cùng chạy thì muộn rồi, người ta đã đi xa rồi.
![“Không làm được thì phải mang sách đến mà học chứ” – Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập điều này khi thảo luận về một số dự án luật trình Quốc hội sửa đổi, trước hết nhằm phục vụ sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy. Dẫn thực tế nhiều quận, huyện ở Hà Nội thu ngân sách gấp nhiều lần tỉnh khác, ông cho rằng điều này rất đáng suy nghĩ, bởi chính sách vẫn thế, trong khi quy mô dân số, đất đai hạn chế mà quận, huyện làm được song cả tỉnh lại không làm bằng. Yêu cầu đặt ra là phải có sự tăng trưởng, từ đó nâng cao đời sống nhân dân, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên các mặt. Đây là mục tiêu xuyên suốt, không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không thay đổi, nếu vậy tăng trưởng đi đâu?](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/24a60da822e6cbb892f7.jpg)
“Không làm được thì phải mang sách đến mà học chứ” – Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập điều này khi thảo luận về một số dự án luật trình Quốc hội sửa đổi, trước hết nhằm phục vụ sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy. Dẫn thực tế nhiều quận, huyện ở Hà Nội thu ngân sách gấp nhiều lần tỉnh khác, ông cho rằng điều này rất đáng suy nghĩ, bởi chính sách vẫn thế, trong khi quy mô dân số, đất đai hạn chế mà quận, huyện làm được song cả tỉnh lại không làm bằng. Yêu cầu đặt ra là phải có sự tăng trưởng, từ đó nâng cao đời sống nhân dân, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên các mặt. Đây là mục tiêu xuyên suốt, không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không thay đổi, nếu vậy tăng trưởng đi đâu?
![“Khó cũng phải làm nhưng không có nghĩa làm liều” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu yêu cầu này trước nhiệm vụ nặng nề phía trước là đạt tăng trưởng từ 8% năm 2025, rồi tiếp đến là tăng trưởng 2 con số, hướng đến 2 mục tiêu 100 năm vào 2030 và 2045 mà Đảng đề ra. Thực tế nhiều việc khó thời gian dài không làm được nhưng vừa qua làm được là nhờ cách tổ chức thực hiện; đoàn kết, thống nhất rồi thì chỉ bàn làm chứ không bàn lùi, với đích đến là người dân được hạnh phúc, ấm no, đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh, giàu mạnh.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/0d0c53027c4c9512cc5d.jpg)
“Khó cũng phải làm nhưng không có nghĩa làm liều” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu yêu cầu này trước nhiệm vụ nặng nề phía trước là đạt tăng trưởng từ 8% năm 2025, rồi tiếp đến là tăng trưởng 2 con số, hướng đến 2 mục tiêu 100 năm vào 2030 và 2045 mà Đảng đề ra. Thực tế nhiều việc khó thời gian dài không làm được nhưng vừa qua làm được là nhờ cách tổ chức thực hiện; đoàn kết, thống nhất rồi thì chỉ bàn làm chứ không bàn lùi, với đích đến là người dân được hạnh phúc, ấm no, đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh, giàu mạnh.
!["Chấp nhận trả 'học phí' khi nghiên cứu khoa học công nghệ" - Thảo luận về dự thảo Nghị quyết một số chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng làm khoa học và công nghệ cần chấp nhận rủi ro. Thành công ai cũng phấn khởi, nhưng cũng cần sẵn sàng chấp nhận thất bại và phải trả giá, coi đó như "học phí" để có thêm kinh nghiệm, bài học, bản lĩnh và trí tuệ để làm tốt hơn. Chính vì vậy, lần này Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù, đặc biệt và mong Quốc hội ủng hộ.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/9a7cca72e53c0c62552d.jpg)
"Chấp nhận trả 'học phí' khi nghiên cứu khoa học công nghệ" - Thảo luận về dự thảo Nghị quyết một số chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng làm khoa học và công nghệ cần chấp nhận rủi ro. Thành công ai cũng phấn khởi, nhưng cũng cần sẵn sàng chấp nhận thất bại và phải trả giá, coi đó như "học phí" để có thêm kinh nghiệm, bài học, bản lĩnh và trí tuệ để làm tốt hơn. Chính vì vậy, lần này Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù, đặc biệt và mong Quốc hội ủng hộ.
![“Không vì quy trình, thủ tục cứng nhắc mà làm chậm phát triển đất nước” - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quan điểm phân cấp mạnh cho Chính phủ chủ động quyết trên tinh thần thực tiễn là thước đo để giải quyết những điểm nghẽn, rào cản để khơi thông nguồn lực phát triển. Những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm chứng minh thì giải quyết ngay. Đặc biệt, không vì những quy trình, thủ tục cứng nhắc mà làm chậm sự phát triển của đất nước.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/a1b7dfb9f0f719a940e6.jpg)
“Không vì quy trình, thủ tục cứng nhắc mà làm chậm phát triển đất nước” - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quan điểm phân cấp mạnh cho Chính phủ chủ động quyết trên tinh thần thực tiễn là thước đo để giải quyết những điểm nghẽn, rào cản để khơi thông nguồn lực phát triển. Những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm chứng minh thì giải quyết ngay. Đặc biệt, không vì những quy trình, thủ tục cứng nhắc mà làm chậm sự phát triển của đất nước.
![“Tinh gọn bộ máy vừa rồi mới chỉ là bước đi đầu tiên, còn làm tiếp” – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, nhiệm vụ còn rất nhiều trong năm nay và sau Đại hội Đảng để trong thời gian nhanh nhất hoàn thiện mô hình tổng thể của hệ thống chính trị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy vừa qua chỉ là bước đầu, không phải đến đây là chúng ta triển khai xong Nghị quyết 18, mà còn phải tiến hành tổng rà soát, đánh giá và nghiên cứu bộ máy bên trong. Trung ương xác định khó khăn đến đâu thì xem xét, tiếp tục phối hợp xử lý.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/eb309a3eb5705c2e0561.jpg)
“Tinh gọn bộ máy vừa rồi mới chỉ là bước đi đầu tiên, còn làm tiếp” – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, nhiệm vụ còn rất nhiều trong năm nay và sau Đại hội Đảng để trong thời gian nhanh nhất hoàn thiện mô hình tổng thể của hệ thống chính trị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy vừa qua chỉ là bước đầu, không phải đến đây là chúng ta triển khai xong Nghị quyết 18, mà còn phải tiến hành tổng rà soát, đánh giá và nghiên cứu bộ máy bên trong. Trung ương xác định khó khăn đến đâu thì xem xét, tiếp tục phối hợp xử lý.
![“Tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa hơn 8%” – Phó Thủ thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng mức tăng trưởng năm 2024 đạt 7,09% đã là rất cao và còn rất nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai thác hết. những yếu tố này sẽ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng GDP. Chính phủ đã đưa ra hệ thống giải pháp thúc đẩy phát triển nên Phó thủ tướng cho rằng, mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đạt 8% mà có thể vượt xa hơn nữa.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/fb659f6bb025597b0034.jpg)
“Tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa hơn 8%” – Phó Thủ thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng mức tăng trưởng năm 2024 đạt 7,09% đã là rất cao và còn rất nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai thác hết. những yếu tố này sẽ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng GDP. Chính phủ đã đưa ra hệ thống giải pháp thúc đẩy phát triển nên Phó thủ tướng cho rằng, mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đạt 8% mà có thể vượt xa hơn nữa.
![“Phân cấp, phân quyền và ủy quyền lần này đột phá, chưa có tiền lệ”- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định điều này khi báo cáo trước Quốc hội. Bộ trưởng cho biết, khi rà soát có hàng trăm luật luật quy định rất cụ thể thẩm quyền từ Thủ tướng Chính phủ đến bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND và thậm chí quy định thẩm quyền của cả 3 cấp chính quyền địa phương. Điều này dẫn đến chồng chéo, vướng mắc và không thể phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Lần này Quốc hội xem xét xử lý với tư duy đột phá trong xây dựng lập pháp là thực hiện việc ủy quyền lập pháp, điều này chưa có tiền lệ.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/855e1b4f3401dd5f8410.jpg)
“Phân cấp, phân quyền và ủy quyền lần này đột phá, chưa có tiền lệ”- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định điều này khi báo cáo trước Quốc hội. Bộ trưởng cho biết, khi rà soát có hàng trăm luật luật quy định rất cụ thể thẩm quyền từ Thủ tướng Chính phủ đến bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND và thậm chí quy định thẩm quyền của cả 3 cấp chính quyền địa phương. Điều này dẫn đến chồng chéo, vướng mắc và không thể phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Lần này Quốc hội xem xét xử lý với tư duy đột phá trong xây dựng lập pháp là thực hiện việc ủy quyền lập pháp, điều này chưa có tiền lệ.
![“Chính phủ sẽ đề xuất nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân” – Báo cáo giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, dù có nhiều thách thức, song cũng có nhiều thuận lợi để đạt tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề tăng trưởng 2 con số giai đoạn tiếp theo. Ông cho rằng cần cơ chế để kinh tế tư nhân phát triển đủ mạnh, là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, DN vừa và nhỏ, DN tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt…](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/a98a3d9b12d5fb8ba2c4.jpg)
“Chính phủ sẽ đề xuất nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân” – Báo cáo giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, dù có nhiều thách thức, song cũng có nhiều thuận lợi để đạt tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề tăng trưởng 2 con số giai đoạn tiếp theo. Ông cho rằng cần cơ chế để kinh tế tư nhân phát triển đủ mạnh, là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, DN vừa và nhỏ, DN tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt…
![“Ăn nhau ở phương pháp làm, đừng nặng nề trình tự thủ tục” – Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội nêu quan điểm khi thảo luận tại Quốc hội, ủng hộ các cơ chế, chính sách đột phá, bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kiến tạo phát triển. Theo ông, mục tiêu, quan điểm đặt ra cần đảm bảo, còn đề cao đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì phương pháp là rất quan trọng, tùy thuộc tư duy mỗi người nên đừng nặng nề về thủ tục.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/cb054614695a8004d94b.jpg)
“Ăn nhau ở phương pháp làm, đừng nặng nề trình tự thủ tục” – Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội nêu quan điểm khi thảo luận tại Quốc hội, ủng hộ các cơ chế, chính sách đột phá, bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kiến tạo phát triển. Theo ông, mục tiêu, quan điểm đặt ra cần đảm bảo, còn đề cao đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì phương pháp là rất quan trọng, tùy thuộc tư duy mỗi người nên đừng nặng nề về thủ tục.
![“Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất” – Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đồng tình với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ đề xuất để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Ngoài ra, ông cho rằng cần đẩy mạnh sửa đổi, triển khai quy hoạch điện 8 trong thời gian tới; đề nghị Chính phủ nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ với các dự án năng lượng tái tạo “hiện nay đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất, gây lãng phí cho xã hội”.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/e06c677d4833a16df822.jpg)
“Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất” – Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đồng tình với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ đề xuất để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Ngoài ra, ông cho rằng cần đẩy mạnh sửa đổi, triển khai quy hoạch điện 8 trong thời gian tới; đề nghị Chính phủ nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ với các dự án năng lượng tái tạo “hiện nay đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất, gây lãng phí cho xã hội”.
![“Lương phải tăng để đạt mức lương đủ sống tối thiểu”. Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân Đại biểu đề nghị cần có lộ trình chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu. Theo ông, hiện nay, lương tối thiểu vùng 1 chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, để một gia đình có hai người lao động nuôi được hai con, thu nhập cần đạt khoảng 21 triệu đồng/tháng. Điều này có nghĩa là lương đủ sống phải ở mức 10,5 triệu đồng/người/tháng. So sánh với các nước khác, ngay cả khi tăng lương gấp đôi, mức lương của Việt Nam vẫn chỉ bằng 26% mức lương tối thiểu của Nhật Bản và 27% của Hàn Quốc. Do đó, việc tăng lương vẫn đảm bảo lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_17_65_51491819/5531ec20c36e2a30737f.jpg)
“Lương phải tăng để đạt mức lương đủ sống tối thiểu”. Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân Đại biểu đề nghị cần có lộ trình chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu. Theo ông, hiện nay, lương tối thiểu vùng 1 chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, để một gia đình có hai người lao động nuôi được hai con, thu nhập cần đạt khoảng 21 triệu đồng/tháng. Điều này có nghĩa là lương đủ sống phải ở mức 10,5 triệu đồng/người/tháng. So sánh với các nước khác, ngay cả khi tăng lương gấp đôi, mức lương của Việt Nam vẫn chỉ bằng 26% mức lương tối thiểu của Nhật Bản và 27% của Hàn Quốc. Do đó, việc tăng lương vẫn đảm bảo lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.