Pháp luật và đời sống: Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã
Phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tập thể rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tại Việt Nam, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã luôn được chú trọng với mong muốn tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi hơn cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển đồng đều với các tổ chức kinh tế khác. Một trong số đó là việc ban hành Luật Hợp tác xã (HTX).
Luật đã qua 4 lần ban hành, sửa đổi, bổ sung vào các năm 1996, 2003, 2012 và 2023, đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để phát triển các HTX tại Việt Nam thời gian qua.
Luật HTX 2023 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Luật đã tạo cơ chế thông thoáng cho các HTX, tổ hợp tác, liên hiệp HTX tham gia vào nền kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng loại bỏ các quy định cũ gây trở ngại, giúp các tổ chức kinh tế HTX phát triển hiệu quả, năng động và bền vững.
Để tìm hiểu rõ hơn về Luật HTX năm 2023 cũng như việc đưa luật vào cuộc sống như thế nào, hôm nay chúng tôi mời đến trường quay các vị khách mời:
1. Ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp;
2. Ông Đặng Văn Thanh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!