Phan Tấn Lộc: 'Mở khóa' đam mê từ nỗi sợ và sứ mệnh canh giữ màu xanh đại ngàn

Thay vì bỏ chạy khi thấy rắn, Phan Tấn Lộc lại tiến tới và 'mở khóa' một hành trình: Dấn thân vào ngành Rừng, theo đuổi sứ mệnh trở thành người 'gác đền' thầm lặng cho màu xanh đại ngàn.

"Mở khóa" đam mê từ biểu tượng của nỗi sợ

Hành trình của bắt đầu bằng một cú chạm vào nỗi sợ. Lần đầu thấy rắn ngoài đồng, thay vì bỏ chạy, cậu bạn sinh năm 2K5 lại cầm lên, quan sát và tự rút ra kết luận: "Rắn không đáng sợ như mọi người nghĩ".

 Phan Tấn Lộc hiện đang là trưởng nhóm phụ trách mảng cứu hộ - tái thả rắn tại Viet Snake Rescuer.

Phan Tấn Lộc hiện đang là trưởng nhóm phụ trách mảng cứu hộ - tái thả rắn tại Viet Snake Rescuer.

Từ nhỏ đã mê động vật, nhưng thay vì mê chó mèo như bạn bè cùng trang lứa, Lộc lại bị cuốn hút bởi loài vật ai cũng dè chừng. Lớn lên ở vùng ven Sài Gòn - nơi vẫn còn nhiều ruộng đồng, cây cối - việc thường xuyên chạm mặt rắn khiến cậu không chỉ tò mò mà còn muốn hiểu cho đúng.

Sự quan tâm này từng khiến gia đình lo lắng. Nhưng thay vì từ bỏ, Lộc tự học tài liệu nước ngoài, tìm hiểu kỹ về tập tính của chúng. Không dừng ở đó, cậu còn áp dụng kiến thức để hỗ trợ hàng xóm xử lý "Bé Na" đi lạc vào nhà - bằng cách an toàn cho cả người và rắn.

Ống kính máy ảnh và những "data" cho nhà bảo tồn

Khi đã vượt qua nỗi sợ của chính mình, Lộc bắt đầu hướng đam mê vào một mục tiêu lớn hơn. "Vũ khí" chàng trai sinh năm 2K5 lựa chọn là chiếc máy ảnh. Với Lộc, mỗi bức ảnh không chỉ đơn thuần để chia sẻ trên mạng xã hội, mà còn là cách "khoe" những loài lưỡng cư đặc hữu, quý hiếm - để mọi người hiểu hơn về giá trị của tự nhiên và lý do chúng cần được bảo tồn.

"Nếu các vườn quốc gia cần, mình sẵn sàng hỗ trợ ảnh để làm tài liệu về , lưỡng cư", Lộc chia sẻ. Cậu cho biết, ảnh chụp những loài hiếm còn có thể được sử dụng để lập hồ sơ xin các dự án bảo tồn - khi điều kiện phù hợp.

Với Lộc, một bức ảnh có giá trị không phải là ảnh cận mặt con vật, mà phải thể hiện được cả môi trường sống xung quanh nó. "Mình muốn người xem thấy được con vật không tách rời hệ sinh thái mà nó thuộc về", Lộc nói. Chính qua ống kính đó, cậu đang góp phần kể câu chuyện về sự sống nơi rừng sâu - theo cách vừa khoa học, vừa gần gũi.

 Theo Lộc, dáng vẻ ấn tượng nhất của "Bé Na" chính là lúc thủ thế tấn công.

Theo Lộc, dáng vẻ ấn tượng nhất của "Bé Na" chính là lúc thủ thế tấn công.

Quyết định bước ngoặt và sứ mệnh đầy thử thách

Không nhiều người chọn từ bỏ ngành Y để chuyển sang Rừng - và càng hiếm có người trẻ nào chủ động chọn con đường làm . Nhưng với Lộc, đây là một lựa chọn tự nhiên, xuất phát từ tình yêu ngày một lớn với rừng và muông thú. "Mình cảm thấy không phù hợp với ngành Y, và các hoạt động mình đang làm đều liên quan đến rừng, đến bảo tồn nhiều hơn", Lộc chia sẻ.

 Chuyến đi herping cùng du khách nước ngoài.

Chuyến đi herping cùng du khách nước ngoài.

Càng đi nhiều qua các vườn quốc gia, Lộc càng thấy rõ những vất vả, thiếu thốn của nghề bảo vệ rừng - nhưng đó lại chính là điều khiến cậu thêm quyết tâm. "Tính mình thích làm việc khó", Lộc cười. Những gì người khác né tránh, cậu lại muốn dấn thân. Ban đầu, gia đình phản đối nhưng chính sự bền bỉ của cậu một lần nữa khiến họ thay đổi.

 Rắn hổ chúa là loài quý hiếm, thuộc nhóm IB và nằm trong diện bảo vệ cao nhất.

Rắn hổ chúa là loài quý hiếm, thuộc nhóm IB và nằm trong diện bảo vệ cao nhất.

Hành trình của Phan Tấn Lộc là minh chứng rằng: đôi khi, con đường dẫn đến ước mơ lại bắt đầu từ nỗi sợ. Cậu không chọn sống trong vùng an toàn, mà sẵn sàng bước vào rừng - theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - để thực sự chạm tay vào điều mình tin là đúng. Từ một đứa trẻ ôm con rắn đầu tiên với ánh mắt tò mò, đến chàng trai đang từng bước trở thành người gác rừng, Lộc không chỉ "mở khóa" đam mê, mà còn mở khóa cho chính mình một lý tưởng sống rõ ràng: Giữ rừng - giữ tương lai.

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/phan-tan-loc-mo-khoa-dam-me-tu-noi-so-va-su-menh-canh-giu-mau-xanh-dai-ngan-post1760596.tpo
Zalo