Phải nắm bắt từ sớm, từ xa xu thế phát triển
'Nắm chắt thông tin, đề xuất cơ chế chính sách kịp thời, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nước trên tinh thần luôn sẳn sàng, chặt chẽ, chủ động, quyết liệt triển khai và hành động sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực', Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế 6 tháng cuối năm 2024, tổ chức vào chiều tối 18/7.
Đồng chủ trì có Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong 36 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2024 đến nay, nội dung kinh tế tiếp tục trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất, ký kết được nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác với các đối tác. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, nâng tầm, nâng cấp. Nội dung thúc đây mở cửa thị trường xuất khẩu, đàm phán FTA, tăng cường thu hút nguồn lực hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực mới, như: kinh tể xanh, chuyên đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động... được chú trọng lồng ghép và cụ thể hóa thành các cam kết, dự án cụ thể trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác tiềm năng ở Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh.
“Với tinh thần “5 quyết tâm,” “5 bảo đảm”, “5 đẩy mạnh” Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho 6 tháng cuối năm là kiên định mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ồn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cán cân kinh tế đối lớn của nền kinh tế; phát huy đổi mới sáng tạo, phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024”, ông Bùi Thanh Sơn thông tin.
Theo đó, trong 6 tháng cuối năm, ngành ngoại giao Việt Nam tập trung quyết liệt trong triển khai Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch hành động của Bộ Ngoại giao về công tác ngoại giao kinh tế, đóng góp tối đa để giữ vững môi trường và cục diện đối ngoại hòa bình thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực chất các hoạt động đối ngoại cấp cao, lồng ghép nội hàm kinh tế và công nghệ vào chương trình nghị sự, tiếp tục lấy đây là bệ phóng cho ngoại giao kinh tế; đặc biệt chú trọng chuyến thăm với các đối tác chủ chốt, các diễn đàn đa phương có trọng tâm kinh tế như APEC và G20… Tiếp tục rà soát định kỳ, đôn đốc tiến độ triển khai các cam kết thỏa thuận. Thúc đẩy các động lực tăng trưởng, đặc biệt là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, huy động các nguồn lực quốc tế cho quá trình chuyển đổi, nhất là chuyển đổi số, chuyên đổi xanh, chuyển đổi năng lượng. Nâng cao hàm lượng dự báo trong nghiên cứu, tham mưu phục vụ Chính phủ điều hành kinh tế - xã hội, tập trung vào các xu thế phát triển mới trên thế giới và trong khu vực.
Tại Hội nghị, trưởng đại diện Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ; các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp… nêu lên những tiềm năng và lợi thế nâng cấp ngoại giao kinh tế, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư với các thị trường nhiều tiềm năng.
Nêu lên những khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, yêu cầu không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là thị trường, chuỗi cung ứng, cạnh tranh hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, càng khó khăn thì càng nỗ lực hơn.
“Chúng ta đã quyết tâm, làm bài bản, chuyên nghiệp, nhất là đối với các cơ quan đại diện ở nước ngoài và tôi tin tưởng sẽ còn làm tốt hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tự hào.
Mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục tăng trưởng kinh tế cao hơn, giữ từ mức 6,5-7%, theo đó cần tiếp tục tạo đột phá về hạ tầng, nhất là về hạ tầng giao thông. Cùng với đó, cần quyết tâm xây dựng, tháo gỡ về chính sách, tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư. Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, nâng cao kỹ năng nghề, nghề mới nổi … Lấy đổi mới sáng tạo, cuộc cách mạng công nghiệp lần tứ 4 làm động lực phát triển.
Về đột phá, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên tăng trưởng nguồn lực xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng xanh… “Phải nắm bắt từ sớm, từ xa các xu thế phát triển, tạo điều kiện và thời cơ mới thúc đẩy kinh tế Việt Nam bắt nhịp vững chắc theo chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo thế và lực mới cho kinh tế đất nước phát triển vững mạnh”, Thủ tường Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu.