Nuôi con đặc sản thích ăn tạp, anh nông dân thu lãi gần tỷ đồng/năm

Tận dụng lợi thế nguồn nước ngọt đập dâng Sông Trí qua địa bàn xã, vợ chồng anh nông dân mạnh dạn đầu tư và nuôi cá diêu hồng trong lồng bè cho thu nhập tiền tỷ/năm.

Diêu hồng là loài cá ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... Thịt cá diêu hồng có giá trị dinh dưỡng cao, thịt dày chắc, thơm ngon, chế biến được nhiều món hấp dẫn, được dân phố ưa chuộng tìm mua.

Ngay từ đầu khởi nghiệp gia đình anh nông dân Phạm Khánh Tuấn và chị Trương Thị Hồng, hội viên Hội Nông dân xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ nuôi từ 3-5 lồng, nhưng với niềm đam mê và khát vọng vươn lên làm giàu anh chị đã mạnh dạn vay vốn từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Kỳ Anh và các nguồn vốn của Nhà nước, đến thời điểm hiện nay đã nhân rộng được 22 lồng bè với 1,5 ha nuôi trồng mặt nước.

 Ngoài thả nuôi cá diêu hồng, gia đình anh Phạm Khánh Tuấn và chị Trương Thị Hồng còn thử nghiệm nuôi cá lăng, cá leo..., bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài thả nuôi cá diêu hồng, gia đình anh Phạm Khánh Tuấn và chị Trương Thị Hồng còn thử nghiệm nuôi cá lăng, cá leo..., bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ chuyên cần, chịu khó học hỏi anh đã đầu tư các loại máy đảo nước, sục khí tạo dòng chảy và cung cấp oxi cho cá, giúp cá tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, anh cũng thường xuyên gia cố, sửa sang lại các lồng bè. Hiện nay, không chỉ nuôi cá diêu hồng, anh còn thử nghiệm nuôi cá lăng, cá leo, các loại cá này cũng phát triển rất tốt và cho giá trị kinh tế cao.

 Mỗi lồng, anh Tuấn thu hoạch trung bình khoảng 2 - 3 tấn cá.

Mỗi lồng, anh Tuấn thu hoạch trung bình khoảng 2 - 3 tấn cá.

Anh Tuấn cho biết, mỗi lồng trung bình khoảng 2 - 3 tấn cá, ước tính tổng thu nhập bình quân mỗi năm từ 2,5-3 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân từ trên 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

Được sự quan tâm hướng dẫn của chính quyền địa phương, Trung tâm ƯDKHKT&BVCTVN và sự đồng hành của Hội Nông dân xã, mô hình cá diêu hồng của gia đình anh Tuấn ngày càng phát triển.

Anh đã được Hội Nghề cá Việt Nam, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt -VietGAP trong nuôi trồng thủy sản ngày 27/5/2023.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Hội Nông dân xã Kỳ Hoa khảo sát, đánh giá và chọn mô hình nuôi cá của gia đình anh Tuấn làm mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP.

 Mô hình nuôi cá diêu hồng của gia đình anh Phạm Khánh Tuấn được địa phương chọn làm mô hình điểm để nhân rộng.

Mô hình nuôi cá diêu hồng của gia đình anh Phạm Khánh Tuấn được địa phương chọn làm mô hình điểm để nhân rộng.

Nhờ vào sự chăm chỉ và siêng năng đến nay gia đình anh đã đạt được những kết quả nhất định, có được thu nhập từ việc nuôi trồng thủy sản và được các thương lái trực tiếp thu mua tại lồng bè. Người dân cũng rất thích mua cá của anh, vì cá được nuôi trên dòng nước sạch, không dùng các loại thuốc và thức ăn tăng trưởng, nên thịt cá vừa ngon vừa đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trong các cuộc hội nghị, anh Tuấn cũng thường xuyên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm có được đến với mọi người để cùng nhau làm giàu. Trong thời gian tới Hội Nông dân xã sẽ xây dựng kế hoạch thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản, để nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt trên địa bàn xã Kỳ Hoa.

 Ông Nguyễn Xuân Cảnh, nông dân nuôi cá diêu hồng hình thức nuôi lồng bè trên hồ chứa nước Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đang cho cá điêu hồng ăn.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh, nông dân nuôi cá diêu hồng hình thức nuôi lồng bè trên hồ chứa nước Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đang cho cá điêu hồng ăn.

Cũng nhờ mô hình nuôi cá diêu hồng, nhiều nông dân ở Bình Định cũng thu lãi đến nửa tỷ đồng, tạo thu nhập ổn định ở mức cao cho gia đình. Điển hình là ông Nguyễn Xuân Cảnh, ở thôn Mỹ Long, xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đầu tư nuôi 20 lồng nuôi cá diêu hồng, mỗi lồng 3.000 con cá diêu hồng giống.

Sau khoảng 5 tháng nuôi, mỗi lồng thu hoạch khoảng 1,5 tấn cá diêu hồng thương phẩm (khoảng 1,3 kg/con), bè cá lãi hơn 480 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Hưng, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) cho biết: Hội đã lập đề án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh, huyện và tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện giúp các hộ nuôi được vay vốn ưu đãi.

Nhờ đó, các hộ có điều kiện đầu tư làm bè nuôi cá lồng bè bài bản, quy mô và cá thả nuôi theo hình thức gối đầu, đảm bảo có cá thu hoạch liên tục, tạo thu nhập đều, ổn định ở mức khá cao.
Để tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả nuôi cá lồng bè, Hội Nông dân xã Cát Hưng thành lập Tổ hợp tác nuôi cá điêu hồng trong hồ Mỹ Thuận.

Ông Nguyễn Xuân Hòa, Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi cá diêu hồng trên hồ Mỹ Thuận cho biết: Các thành viên trong Tổ đều có trách nhiệm và nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá nuôi, nhất là trong việc trông coi, quản lý bè cá lẫn nhau nên việc nuôi cá thuận lợi hơn rất nhiều.

KHÁNH LINH (t/h)

Lê Thị Hải Đường

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nuoi-con-dac-san-thich-an-tap-anh-nong-dan-thu-lai-gan-ty-dong-nam-204671784.htm
Zalo