Nước lên quá nhanh, người dân không kịp 'trở tay' chỉ biết 'chạy đua' với lũ

'Lần đầu tiên hơn 30 năm nay mới thấy trận lũ lịch sử, nước dâng cao như lần này. Trong thôn người già, trẻ nhỏ đã di cư đi chỗ khác để tránh lũ. Các xóm bị ngập lụt hiện đã bị cắt điện, nước nên hầu như không có nước sạch để uống hay nước tắm giặt.' – bà Nguyễn Thị Loan, thôn Lương Phúc, xã Việt Long cho biết.

Tại Hà Nội, trên nhiều tuyến sông tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp. Mực nước các sông đều dâng cao rất nhanh. Lũ lên nhanh, khiến nhiều người dân sinh sống gần ven sông “trở tay” không kịp khi nước lũ về. Theo thống kê của huyện Sóc Sơn, có khoảng hơn 3 nghìn hộ và hơn 15 nghìn nhân khẩu bị ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt do mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ lên cao.

Trong đó, nhiều địa bàn đã bị ngập sâu, có nơi trên 2m, nước ngập tới nóc nhà như ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (Sóc Sơn, Hà Nội).

 Ghi nhận của PV tại xã Việt Long ngày 12/9, nước sông dâng cao gây ngập lụt cho hầu hết các hộ dân sinh sống cạnh ven sông, đặc biệt là ven sông Cà Lồ.

Ghi nhận của PV tại xã Việt Long ngày 12/9, nước sông dâng cao gây ngập lụt cho hầu hết các hộ dân sinh sống cạnh ven sông, đặc biệt là ven sông Cà Lồ.

Nước lũ đổ về, cuộc sống gia đình nhiều hộ dân ở thôn Lương Phúc đã bị đảo lộn. Ông Nguyễn Ngọc Sắt, thôn Lương Phúc (xã Việt Long) cho biết, "Từ lúc tôi sinh ra và lớn lên ở đây, lần đầu tiên tôi thấy trận lụt to như thế này. Thiên tai quá đột ngột, dân ở xóm ngoài đê gần như ngập hết, có nhà thậm chí ngập đến nóc rồi".

"Mọi sinh hoạt của chúng tôi đã bị đảo lộn, tất cả gần như thay đổi. Nước sạch mất, điện mất, nước lũ lên không đi lại được vì có nhà có thuyền có thể di chuyển, có nhà không có thuyền thì không biết xoay sở thế nào", ông Sắt nói.

“Hộ gia đình mà nhà thấp, sẽ phải vận chuyển gia súc, gia cầm vào trong đê, thuê người thuê thuyền vận chuyển vào trong đê tránh nước lũ. Còn đối với nhà có tầng sẽ cho vật nuôi lên tầng tránh trú, như nhà tôi phải đưa đàn gà lên tầng 3 tránh lũ", ông Sắt kể thêm.

 Nhưng nói thật, quá vất vả, 3-4 ngày hôm nay rồi, nhà tôi nuôi khoảng 300 con gà mà cứ vận chuyển liên tục chạy từng cấp một, để “chạy đua” với dòng nước lũ.” – ông Sắt nói. (trên ảnh là ngôi nhà bị ngập hết tầng 1, người dân chuyển lên tầng 2-3 sinh sống).

Nhưng nói thật, quá vất vả, 3-4 ngày hôm nay rồi, nhà tôi nuôi khoảng 300 con gà mà cứ vận chuyển liên tục chạy từng cấp một, để “chạy đua” với dòng nước lũ.” – ông Sắt nói. (trên ảnh là ngôi nhà bị ngập hết tầng 1, người dân chuyển lên tầng 2-3 sinh sống).

Lũ về nhiều nhà “trở tay không kịp”, nhà chị Nguyễn Thị Yến ở gần ven sông Cà Lồ đã bị ngập tầng 1, cả gia đình đã phải di dời nhiều lần.

Chị Yến chia sẻ: “Trận lũ do ảnh hưởng của bão số 3 lần này đã khiến cả gia đình tôi và những người dân ở đây rất vất vả. Nhà tôi có 2 cháu nhỏ, phải di tản đi ở nhờ mấy lần, lần đầu cả gia đình phải sang ở nhờ nhà ông ngoại do bị nước ngập vào nhà, nhưng sau đó một ngày nước lũ lại tiếp tục lên ngập luôn nhà ông ngoại, thành ra cả gia đình tôi và ông ngoại lại cùng nhau đi ở nhờ nơi khác.”

 “Do gia đình tôi không có thuyền nên gần như không thể đi lại được khi nước lũ đổ về, dâng cao.” – chị Yến nói. (trên ảnh là chị Yến cùng con di chuyển đồ đạc ra bên ngoài nhà ông ngoại).

“Do gia đình tôi không có thuyền nên gần như không thể đi lại được khi nước lũ đổ về, dâng cao.” – chị Yến nói. (trên ảnh là chị Yến cùng con di chuyển đồ đạc ra bên ngoài nhà ông ngoại).

Nhà ở ngay ngã 3 sông Cà Lồ từ nhà ra mép sông chỉ có khoảng 30m, bà Nguyễn Thị Loan, thôn Lương Phúc, xã Việt Long cho biết: “Tôi quê gốc ở tỉnh Bắc Giang, lấy chồng ở đây nên mới về đây, nhưng cũng phải nói đến bây giờ đã hơn 30 năm ở đây rồi tôi mới thấy trận lụt to như thế này".

"Tôi nhớ không nhầm thì vào năm 1984 cũng có 1 trận lụt to, nước năm đó cũng chỉ lên tới cổng nhà chứ chưa ngập vào nhà. Năm nay, đúng là lũ lịch sử, lần đầu tiên tôi được thấy nước lên quá nhanh, mới chập tối nước đang ở mép ngoài cổng, nửa đêm đã ngập tràn hết vào nhà, không kịp trở tay." - bà Loan nói.

 Hình ảnh ngôi nhà của gia đình bà Loan, tầng 1 hầu như đã ngập nước.

Hình ảnh ngôi nhà của gia đình bà Loan, tầng 1 hầu như đã ngập nước.

 Nước lũ dâng cao, thậm chí gần tới mép cổng nhà.

Nước lũ dâng cao, thậm chí gần tới mép cổng nhà.

“Trong thôn chúng tôi, các bà già trẻ nhỏ phải di cư vào trong làng không bị ngập, đồ đạc như ti vi, tủ lạnh và các đồ điện tử đã bị hỏng hết do nước vào quá nhanh. Hiện tại, ở mỗi nhà sẽ có khoảng 1 người thanh niên trực ở trên tầng 2-3, để xem tình hình. Riêng gia đình tôi cả nhà phải vào làng bên trong đê ở nhờ nhà anh em, ở nhà chỉ có 1 đứa con trai lớn ở nhà trông đồ, gọi là 'nước đến đâu, thì phải chạy đến đấy', chó gà nhốt hết lên tầng 2, tầng 3 ở.” - bà Nguyễn Thị Loan nói.

 “Các xóm bị ngập lụt hiện đã bị cắt điện, nước mấy ngày hôm nay rồi. Chúng tôi hầu như không có nước sạch để uống hay nước tắm giặt, cũng may được nhiều đoàn hỗ trợ, cũng như chính quyền xã đưa vào phân phát nhu yếu phẩm đỡ phần nào.” - bà Nguyễn Thị Loan rưng rưng nước mắt nhìn ngôi bị ngập nói.

“Các xóm bị ngập lụt hiện đã bị cắt điện, nước mấy ngày hôm nay rồi. Chúng tôi hầu như không có nước sạch để uống hay nước tắm giặt, cũng may được nhiều đoàn hỗ trợ, cũng như chính quyền xã đưa vào phân phát nhu yếu phẩm đỡ phần nào.” - bà Nguyễn Thị Loan rưng rưng nước mắt nhìn ngôi bị ngập nói.

 Theo lãnh đạo xã Việt Long, tính đến trưa ngày 12/9, toàn xã có 2 thôn là Lương Phúc và Tăng Long bị ngập.

Theo lãnh đạo xã Việt Long, tính đến trưa ngày 12/9, toàn xã có 2 thôn là Lương Phúc và Tăng Long bị ngập.

 Trong đó ở thôn Lương Phúc có 3 xóm ngập nặng, gồm xóm Móm, xóm Đông, xóm Đoài. Tổng cộng có 185 hộ dân với khoảng 915 nhân khẩu, đều thuộc diện phải di dời. Còn ở thôn Tăng Long có 79 hộ dân với 325 nhân khẩu (do thôn này giáp đê nên không áp dụng bắt buộc phải di dời).

Trong đó ở thôn Lương Phúc có 3 xóm ngập nặng, gồm xóm Móm, xóm Đông, xóm Đoài. Tổng cộng có 185 hộ dân với khoảng 915 nhân khẩu, đều thuộc diện phải di dời. Còn ở thôn Tăng Long có 79 hộ dân với 325 nhân khẩu (do thôn này giáp đê nên không áp dụng bắt buộc phải di dời).

 Các nơi ngập sâu trong nước lũ, người dân phải sử dụng tàu, thuyền để di chuyển.

Các nơi ngập sâu trong nước lũ, người dân phải sử dụng tàu, thuyền để di chuyển.

 Có thể thấy nước đã ngập cao, sâu vào bên trong nhà của các hộ dân.

Có thể thấy nước đã ngập cao, sâu vào bên trong nhà của các hộ dân.

 Nước đã ngập đến gần ngọn cây gạo lớn ở xã Việt Long.

Nước đã ngập đến gần ngọn cây gạo lớn ở xã Việt Long.

 Người dân địa phương cho biết, cây gạo này đã xuất hiện trên phim truyền hình vì nó ra hoa rất đẹp. Thân cây rất cao, phải hơn 2m, giờ đây nước đã lên gần tới ngọn cây.

Người dân địa phương cho biết, cây gạo này đã xuất hiện trên phim truyền hình vì nó ra hoa rất đẹp. Thân cây rất cao, phải hơn 2m, giờ đây nước đã lên gần tới ngọn cây.

 Gia súc, gia cầm được người dân nuôi nhốt hết lên cao tránh nước lũ.

Gia súc, gia cầm được người dân nuôi nhốt hết lên cao tránh nước lũ.

 Đồ ăn, thức uống được người dân vận chuyển bằng thuyền về nhà.

Đồ ăn, thức uống được người dân vận chuyển bằng thuyền về nhà.

 Nhiều gia đình chuẩn bị sẵn thuyền trước cửa nhà để tiện di chuyển khi nước lũ dâng cao.

Nhiều gia đình chuẩn bị sẵn thuyền trước cửa nhà để tiện di chuyển khi nước lũ dâng cao.

 Phía sâu trong sát đê, cách sông Cà Lồ khá xa nước cũng đã tràn vào.

Phía sâu trong sát đê, cách sông Cà Lồ khá xa nước cũng đã tràn vào.

 Thuyền nhỏ, xuồng giờ đây là phương tiện di chuyển chính của người dân thôn Lương Phúc (xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Thuyền nhỏ, xuồng giờ đây là phương tiện di chuyển chính của người dân thôn Lương Phúc (xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Quang Hùng

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nuoc-len-qua-nhanh-nguoi-dan-khong-kip-tro-tay-chi-biet-chay-dua-voi-lu-post312105.html
Zalo