Nữ sinh 15 tuổi ở Thái Nguyên uống thuốc diệt chuột từng có hành động dại dột này
Nữ sinh 15 tuổi ở Thái Nguyên uống thuốc diệt chuột, được gia đình phát hiện kịp thời đưa vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Báo VietNamnet dẫn thông tin cho hay, nữ sinh N.T.H (15 tuổi, học lớp 9 ở Thái Nguyên) được chuyển từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) sang Viện Sức khỏe Tâm thần điều trị tâm lý. Bệnh nhân vào viện vì buồn chán, có hành vi tự hủy hoại bản thân và đã uống thuốc diệt chuột.
Gần đây H. thường xuyên buồn chán, ngồi một mình, ít nói, đêm ngủ kém, trằn trọc, không có hứng thú với các sở thích cũ như xem phim, nghe nhạc, dễ cáu gắt vô cớ. Bệnh nhân từng có hành vi dùng dao tự hủy hoại bản thân.
Đáng chú ý, sau đó, H. uống thuốc diệt chuột và được gia đình phát hiện kịp thời đưa vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi cấp cứu ổn định, các bác sĩ chuyển H. qua điều trị tâm lý.
Tại Viện sức khỏe tâm thần, qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện trầm cảm, có hành vi tự sát, cảm xúc không ổn định, dễ căng thẳng. Các bác sĩ đã cho sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp với điều trị tâm lý, phối hợp với gia đình.

Bác sĩ trò chuyện với bệnh nhân tại phòng bệnh. Ảnh: VietNamnet
VTC News dẫn thông lời bác sĩ Bùi Văn Lợi, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, trầm cảm tuổi teen là vấn đề phức tạp, khởi phát từ tương tác giữa yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội.
Tổ chức Y tế Thế giới, 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất. Ở Việt Nam, tỷ lệ này ước tính 5-8%, nhưng nhiều trường hợp bị bỏ sót do thiếu hiểu biết.
Về sinh học, gene di truyền, rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, và thay đổi cấu trúc não bộ là những yếu tố nền. Về mặt xã hội, môi trường gia đình thiếu ổn định, áp lực học đường, các sự kiện sang chấn như ly hôn, mất mát hoặc bị bắt nạt là những yếu tố khởi phát mạnh.
Dấu hiệu của trầm cảm có thể mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với “khủng hoảng tuổi teen”. Trẻ có thể buồn vô cớ, mất ngủ, học sa sút, thu mình, dễ cáu gắt, thậm chí có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.
Việc điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý như CBT, BA, IPT và thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI. Trong đó, phát hiện sớm đóng vai trò sống còn. Gia đình, nhà trường cần quan sát và hỗ trợ kịp thời, tránh phán xét hay áp đặt.
Bác sĩ Lợi nhấn mạnh: “Trầm cảm không phải là yếu đuối. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ”.