Nơi người phụ nữ đeo đĩa vào môi để trông hấp dẫn

Trông có vẻ nguy hiểm, nhưng truyền thống đeo đĩa vào môi các cô gái của bộ tộc Mursi thu hút nhiều khách du lịch và được nam giới trong bộ tộc trân trọng.

 Người Mursi, hay gọi là Mun, cùng bộ tộc Suri sinh sống tại một trong những khu vực biệt lập nhất ở vùng Tây Nam Ethiopia. Theo cuộc điều tra dân số quốc gia năm 2007, số lượng người Mursi ước tính vào khoảng 10.000 người. Trong đó, chỉ có 848 người sống ở khu vực đô thị, phần còn lại chủ yếu định cư ở vùng nông thôn thuộc khu vực Debub Omo - gần biên giới với Nam Sudan và bao quanh bởi các dãy núi trải dài theo sông Omo.

Người Mursi, hay gọi là Mun, cùng bộ tộc Suri sinh sống tại một trong những khu vực biệt lập nhất ở vùng Tây Nam Ethiopia. Theo cuộc điều tra dân số quốc gia năm 2007, số lượng người Mursi ước tính vào khoảng 10.000 người. Trong đó, chỉ có 848 người sống ở khu vực đô thị, phần còn lại chủ yếu định cư ở vùng nông thôn thuộc khu vực Debub Omo - gần biên giới với Nam Sudan và bao quanh bởi các dãy núi trải dài theo sông Omo.

 Người Mursi sống ở phần hạ lưu thung lũng Omo, trong khi người Suri cư ngụ ở phần thượng lưu. Địa hình hiểm trở và những con đường khó tiếp cận khiến người Mursi trở thành nét đặc trưng khiến du khách khao khát tiếp cận. Ngôn ngữ mẹ đẻ của người Mursi là Surmic và họ thuộc nhóm dân tộc Surmic cùng với các bộ tộc Me’en và Kwegu. Trong số 3 dòng tộc linh mục của người Mursi, dòng tộc Kimorte được tôn trọng nhất so với Garikuli và Bumai, bởi họ được coi là dòng dõi linh thiêng nhất.

Người Mursi sống ở phần hạ lưu thung lũng Omo, trong khi người Suri cư ngụ ở phần thượng lưu. Địa hình hiểm trở và những con đường khó tiếp cận khiến người Mursi trở thành nét đặc trưng khiến du khách khao khát tiếp cận. Ngôn ngữ mẹ đẻ của người Mursi là Surmic và họ thuộc nhóm dân tộc Surmic cùng với các bộ tộc Me’en và Kwegu. Trong số 3 dòng tộc linh mục của người Mursi, dòng tộc Kimorte được tôn trọng nhất so với Garikuli và Bumai, bởi họ được coi là dòng dõi linh thiêng nhất.

 Cả hai bộ tộc Mursi và Suri đều thực hành cả Cơ Đốc giáo và phần lớn họ theo tín ngưỡng vật linh. Họ tin vào sự tồn tại của một thế lực tối cao có tên Tumwi, ngự trên bầu trời và thường xuất hiện dưới hình dạng cầu vồng hoặc chim. Linh mục, còn được gọi là Kimoru hay Shaman, sẽ công khai thực hiện các nghi lễ để cầu mong sự bảo vệ từ Tumwi.

Cả hai bộ tộc Mursi và Suri đều thực hành cả Cơ Đốc giáo và phần lớn họ theo tín ngưỡng vật linh. Họ tin vào sự tồn tại của một thế lực tối cao có tên Tumwi, ngự trên bầu trời và thường xuất hiện dưới hình dạng cầu vồng hoặc chim. Linh mục, còn được gọi là Kimoru hay Shaman, sẽ công khai thực hiện các nghi lễ để cầu mong sự bảo vệ từ Tumwi.

 Phụ nữ trong bộ tộc Mursi và Suri có một phong tục độc đáo là đeo đĩa vào môi. Khi các bé gái đến độ tuổi 15 hoặc 16, họ sẽ được xỏ lỗ ở môi dưới để chuẩn bị cho việc đeo đĩa môi. Những chiếc đĩa này thường là các đĩa đất sét hoặc gỗ lớn, được chế tác tinh xảo, được phụ nữ đeo trên môi dưới như một biểu tượng văn hóa truyền thống.

Phụ nữ trong bộ tộc Mursi và Suri có một phong tục độc đáo là đeo đĩa vào môi. Khi các bé gái đến độ tuổi 15 hoặc 16, họ sẽ được xỏ lỗ ở môi dưới để chuẩn bị cho việc đeo đĩa môi. Những chiếc đĩa này thường là các đĩa đất sét hoặc gỗ lớn, được chế tác tinh xảo, được phụ nữ đeo trên môi dưới như một biểu tượng văn hóa truyền thống.

 Quá trình này bắt đầu bằng việc luồn một que gỗ nhỏ qua môi dưới. Sau đó, que và nút gỗ lớn hơn dần dần thay thế, cuối cùng là đĩa đất sét với kích thước thay đổi để kéo giãn môi cho đến khi đạt được kích thước mong muốn. Các bà mẹ thường thực hiện quá trình này một cách từ từ, bắt đầu bằng việc xỏ lỗ nhỏ trên môi và cố định bằng các que gỗ, cho đến khi môi giãn đủ rộng để đeo được đĩa đất sét hoặc đĩa gỗ. Chỉ có quá trình kéo giãn môi là gây đau, nhưng khi đạt đến kích thước mong muốn, cơn đau sẽ chấm dứt.

Quá trình này bắt đầu bằng việc luồn một que gỗ nhỏ qua môi dưới. Sau đó, que và nút gỗ lớn hơn dần dần thay thế, cuối cùng là đĩa đất sét với kích thước thay đổi để kéo giãn môi cho đến khi đạt được kích thước mong muốn. Các bà mẹ thường thực hiện quá trình này một cách từ từ, bắt đầu bằng việc xỏ lỗ nhỏ trên môi và cố định bằng các que gỗ, cho đến khi môi giãn đủ rộng để đeo được đĩa đất sét hoặc đĩa gỗ. Chỉ có quá trình kéo giãn môi là gây đau, nhưng khi đạt đến kích thước mong muốn, cơn đau sẽ chấm dứt.

 Tuy nhiên, phong tục này cũng tiềm ẩn một số rủi ro, từ nguy cơ nhiễm trùng đến môi bị rách nếu kéo giãn quá mức. Điều này khiến một số phụ nữ phải chịu đựng tình trạng môi rủ xuống, chĩa về phía mặt đất. Nguyên nhân thực sự của việc đeo đĩa môi vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng truyền thống này xuất phát từ mục đích làm phụ nữ trở nên kém hấp dẫn đối với những kẻ buôn nô lệ.

Tuy nhiên, phong tục này cũng tiềm ẩn một số rủi ro, từ nguy cơ nhiễm trùng đến môi bị rách nếu kéo giãn quá mức. Điều này khiến một số phụ nữ phải chịu đựng tình trạng môi rủ xuống, chĩa về phía mặt đất. Nguyên nhân thực sự của việc đeo đĩa môi vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng truyền thống này xuất phát từ mục đích làm phụ nữ trở nên kém hấp dẫn đối với những kẻ buôn nô lệ.

 Ngày nay, đĩa môi lại được coi là biểu tượng của niềm tự hào và vẻ đẹp. Những chiếc đĩa này thường được thiết kế và trang trí công phu từ các vật liệu địa phương. Kích thước của đĩa môi còn quyết định giá trị sính lễ của cô gái trong hôn nhân. Những người vợ thường rất tự hào về đĩa môi của mình và sẽ đeo chúng khi chung sống cùng chồng. Họ cũng thường đeo đĩa môi trong các nghi lễ, như buổi biểu diễn múa của các cô gái chưa chồng.

Ngày nay, đĩa môi lại được coi là biểu tượng của niềm tự hào và vẻ đẹp. Những chiếc đĩa này thường được thiết kế và trang trí công phu từ các vật liệu địa phương. Kích thước của đĩa môi còn quyết định giá trị sính lễ của cô gái trong hôn nhân. Những người vợ thường rất tự hào về đĩa môi của mình và sẽ đeo chúng khi chung sống cùng chồng. Họ cũng thường đeo đĩa môi trong các nghi lễ, như buổi biểu diễn múa của các cô gái chưa chồng.

 Gần đây, phụ nữ trong bộ tộc còn đeo đĩa môi để thu hút sự chú ý của du khách. Khách du lịch thường sẵn sàng trả tiền để được nhìn ngắm cận cảnh và chụp ảnh các cô gái có đĩa môi. Mặc dù chính phủ đã có động thái nhằm loại bỏ phong tục này, quyết định có xỏ môi để đeo đĩa hay không hoàn toàn thuộc về các cô gái. Tuy nhiên, nam giới trong bộ tộc lại rất coi trọng tập tục này và sẵn lòng trả sính lễ cao hơn cho những người phụ nữ đeo đĩa môi.

Gần đây, phụ nữ trong bộ tộc còn đeo đĩa môi để thu hút sự chú ý của du khách. Khách du lịch thường sẵn sàng trả tiền để được nhìn ngắm cận cảnh và chụp ảnh các cô gái có đĩa môi. Mặc dù chính phủ đã có động thái nhằm loại bỏ phong tục này, quyết định có xỏ môi để đeo đĩa hay không hoàn toàn thuộc về các cô gái. Tuy nhiên, nam giới trong bộ tộc lại rất coi trọng tập tục này và sẵn lòng trả sính lễ cao hơn cho những người phụ nữ đeo đĩa môi.

Minh Vũ

Ảnh: Jordi Zaragozà Anglès

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/noi-nguoi-phu-nu-deo-dia-vao-moi-de-trong-hap-dan-post1498303.html
Zalo