Nội dung lập trường đàm phán của Việt Nam tại Hội nghị Geneva là gì?

Lập trường đàm phán của Việt Nam trong việc giải quyết chiến tranh ở Đông Dương gồm tám điểm.

Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, tại phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, sáng 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, tại phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, sáng 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia và Lào;
Ký hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Campuchia và Lào trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định;
Tổ chức tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam, Campuchia và Lào để thành lập chính phủ thống nhất trong mỗi nước;
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Campuchia và Chính phủ Lào sẽ xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp cùng với những điều kiện gia nhập;
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Campuchia và Lào công nhận các quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp tại ba nước. Sau khi các chính phủ duy nhất ở từng nước được thành lập sẽ cùng nước Pháp quy định các quyền này theo nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng quyền lợi của nhau;
Hai bên cam kết sẽ không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh;
Trao đổi tù binh;
Ngừng bắn trên toàn Đông Dương; điều chỉnh các khu vực mà hai bên chiếm giữ; đình chỉ đưa quân đội và thiết bị quân sự mới vào Đông Dương; thành lập ủy ban gồm đại diện của các bên tham chiến để kiểm tra bảo đảm thực hiện hiệp định đình chiến.

------

Tài liệu tham khảo: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sự kiện - Hỏi và đáp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, năm 2015.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/noi-dung-lap-truong-dam-phan-cua-viet-nam-tai-hoi-nghi-geneva-la-gi-post818549.html
Zalo