Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2025

Sáng ngày 13/4, tại Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2025 với chủ đề 'Tràng An – Di sản ngàn năm, hồn thiêng sông núi'.

Lễ hội nhằm tiếp tục tôn vinh chiều sâu lịch sử, giá trị văn hóa – tâm linh và cảnh quan thiên nhiên độc đáo của Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Sự kiện cũng góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khẳng định quyết tâm xây dựng Hoa Lư trở thành Đô thị Di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, trung tâm công nghiệp văn hóa, du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế, đóng vai trò là “lá phổi xanh” và cực tăng trưởng của Đồng bằng Bắc Bộ.

Buổi lễ thu hút được đông đảo người dân và du khách.

Buổi lễ thu hút được đông đảo người dân và du khách.

Một tiết mục được biểu diễn tại Lễ khai mạc Lễ hội Tràng An 2025.

Một tiết mục được biểu diễn tại Lễ khai mạc Lễ hội Tràng An 2025.

Các tiết mục múa trống, múa kiếm mở đầu.

Các tiết mục múa trống, múa kiếm mở đầu.

Đoàn rước tại cổng Tam Quan.

Đoàn rước tại cổng Tam Quan.

Đoàn rước đi vào bến thuyền.

Đoàn rước đi vào bến thuyền.

Tràng An – nơi từng là cái nôi của người tiền sử cách đây hơn 30.000 năm – gắn với dấu ấn của các triều đại lớn trong lịch sử dân tộc như Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, nơi vua Trần Thái Tông lập Hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống Nguyên Mông, bước chân thần tốc của Hoàng đế Quang Trung tiến về Thăng Long… Gần đây, giá trị của di sản Tràng An đã được các nhà khoa học trong nước và quốc tế ước lượng lên tới 213 tỷ USD.

Lễ hội mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” với các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Đồng thời, lễ hội truyền tải thông điệp sống hài hòa, tôn trọng thiên nhiên – tinh thần đã ăn sâu trong tư duy của cha ông từ ngàn xưa.

Theo quan niệm dân gian, mùa đông là lúc rừng núi “đóng cửa” để bảo vệ muôn loài và phục hồi hệ sinh thái. Thông điệp này càng có ý nghĩa trong bối cảnh phát triển bền vững và bảo vệ môi trường hiện nay. Thông qua lễ hội, người dân địa phương thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản, theo phương châm “sống trong di sản, gìn giữ di sản và hưởng lợi từ di sản”.

Các đại biểu tại bến thuyền Tràng An.

Các đại biểu tại bến thuyền Tràng An.

Màn biểu diễn của đội kèn Tây

Màn biểu diễn của đội kèn Tây

Màn biểu diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Màn biểu diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Đoàn rước tại sông Sào Khê.

Đoàn rước tại sông Sào Khê.

Lễ hội Tràng An nhằm truyền tải tư duy sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên của tổ tiên, cha ông ta. Theo quan niệm dân gian, khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, rừng được “mở cửa” để con người tiếp tục gắn bó và sinh sống. Đây chính là thông điệp về việc bảo vệ rừng, giữ gìn hệ sinh thái và phát triển bền vững – điều đặc biệt quan trọng đối với một Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới như Tràng An.

Các đại biểu ngồi thuyền trên sông Sào Khê.

Các đại biểu ngồi thuyền trên sông Sào Khê.

Nghi lễ rước nước trên sông Sào Khê.

Nghi lễ rước nước trên sông Sào Khê.

Các đại biểu dâng hương tại đền Suối Tiên.

Các đại biểu dâng hương tại đền Suối Tiên.

Bên cạnh đó, Lễ hội còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng thành kính với thần linh và tổ tiên. Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách trong nước và quốc tế dâng lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời tôn vinh những bậc tiền nhân đã có công khai phá và bảo vệ vùng đất thiêng của Di sản Tràng An.

Đây cũng là dịp tỉnh Ninh Bình quảng bá hình ảnh Tràng An tới du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững, gắn kết hài hòa giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm.

Trần Anh - Trung Quyết

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ninh-binh-khai-mac-le-hoi-trang-an-nam-2025-10286823.html
Zalo