Những tác phẩm điêu khắc nơi Nghĩa trang Hàng Keo
Có câu: 'Côn Lôn đi dễ khó về/Sống nương Núi Chúa, thác về Hàng Keo', theo Bia Di tích ghi lại: 'Nghĩa trang Hàng Keo - Côn Ðảo được thực dân Pháp xây dựng trên khu đất 97.000 m2, đây là nơi chôn vùi của hơn 10 ngàn tù nhân bị thực dân Pháp giết hại tại Nhà tù Côn Ðảo, từ đầu thế kỷ XX cho đến giai đoạn khủng bố trắng năm 1940-1941. Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng, di dời về Khu D Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Ðảo. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy'.

Bia Di tích Nghĩa trang Hàng Keo.
Tháng 9/2020, Di tích Nghĩa trang Hàng Keo (tại huyện đảo Côn Ðảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được đầu tư những hạng mục như: bia tưởng niệm, khu hành lễ, lối đi trong khuôn viên, thảm cỏ, cây keo... Ðặc biệt, trong khuôn viên có 14 tác phẩm điêu khắc với 4 cụm chủ đề: "Khát vọng hòa bình tự do", "Ðịa ngục trần gian", "Ðấu tranh - Chiến thắng - Ngày trở về" và "Tri ân - Biển hát lời quê hương".



Những bức phù điêu khắc họa sự giam cầm khổ sai đối với tù nhân của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nơi “địa ngục trần gian” - Nhà tù Côn Ðảo - suốt 113 năm tồn tại (1862-1975).
Di tích Nghĩa trang Hàng Keo, nằm trong quần thể di tích Nhà tù Côn Ðảo, đã được công nhận là Di tích Ðặc biệt Quốc gia (theo Quyết định số 548/QÐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ).



Các tác phẩm phù điêu với chủ đề “Ðấu tranh - Chiến thắng - Ngày trở về”.