Những ngôi chùa có kiến trúc 'không đụng hàng' ở Đà Lạt

Với kiến trúc độc đáo có một không hai cùng cảnh quan cao nguyên thơ mộng, từ nhiều năm nay những ngôi chùa này đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách ở xứ sở ngàn hoa Đà Lạt.

1. Nằm ở số 120 Tự Phước, khu vực Trại Mát, chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa Ve Chai là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất thành phố Đà Lạt. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949, hoàn thành năm 1950.

1. Nằm ở số 120 Tự Phước, khu vực Trại Mát, chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa Ve Chai là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất thành phố Đà Lạt. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949, hoàn thành năm 1950.

Năm 1990 thượng tọa Thích Tâm Vị cho trùng tu lại chùa và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Trong đợt trùng tu này, các công trình của chùa đều được khảm vô số mảnh sành, sứ, mảnh chai cả bên trong và bên ngoài.

Năm 1990 thượng tọa Thích Tâm Vị cho trùng tu lại chùa và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Trong đợt trùng tu này, các công trình của chùa đều được khảm vô số mảnh sành, sứ, mảnh chai cả bên trong và bên ngoài.

Công trình trung tâm của chùa Linh Phước là tòa chánh điện dài 33 mét, rộng 12 mét, kiến trúc khá cầu kỳ. Trong chính điện có hai hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành mang chủ đề Phật giáo.

Công trình trung tâm của chùa Linh Phước là tòa chánh điện dài 33 mét, rộng 12 mét, kiến trúc khá cầu kỳ. Trong chính điện có hai hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành mang chủ đề Phật giáo.

Cách chính điện không xa là tòa Linh Tháp 7 tầng, cao hơn 37 mét. Trong lòng tháp treo Đại Hồng Chung cao 4,3 mét, miệng chuông rộng 2,33 mét, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999.

Cách chính điện không xa là tòa Linh Tháp 7 tầng, cao hơn 37 mét. Trong lòng tháp treo Đại Hồng Chung cao 4,3 mét, miệng chuông rộng 2,33 mét, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999.

2. Chùa Thiên Vương Cổ Sát nằm trên đồi Rồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km về phía Đông Bắc. Chùa còn có tên là Chùa Phật Trầm hay Chùa Tàu, được xây dựng năm 1958.

2. Chùa Thiên Vương Cổ Sát nằm trên đồi Rồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km về phía Đông Bắc. Chùa còn có tên là Chùa Phật Trầm hay Chùa Tàu, được xây dựng năm 1958.

Kiến trúc của chùa mang đậm phong cách kiến trúc chùa và hội quán Trung Hoa, điều rất hiếm gặp ở các ngôi chùa Việt. Công trình trung tâm là tòa Quang Minh Bảo Điện có hình tứ giác cao 12 mét và các cạnh 15 mét.

Kiến trúc của chùa mang đậm phong cách kiến trúc chùa và hội quán Trung Hoa, điều rất hiếm gặp ở các ngôi chùa Việt. Công trình trung tâm là tòa Quang Minh Bảo Điện có hình tứ giác cao 12 mét và các cạnh 15 mét.

Trong tòa Quang Minh Bảo Điện có bộ tượng Tây Phương Tam Thánh làm bằng gỗ trầm, gồm tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, được chế tác ở Hồng Kông và thỉnh về chùa năm 1958.

Trong tòa Quang Minh Bảo Điện có bộ tượng Tây Phương Tam Thánh làm bằng gỗ trầm, gồm tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, được chế tác ở Hồng Kông và thỉnh về chùa năm 1958.

Phía sau chùa có một đồi thông rộng lớn, cảnh quan khoáng đạt. Trên đỉnh đồi có pho tượng Phật Thích Ca đang tọa thiền trên đài sen đồ sộ, cao trên 10 mét.

Phía sau chùa có một đồi thông rộng lớn, cảnh quan khoáng đạt. Trên đỉnh đồi có pho tượng Phật Thích Ca đang tọa thiền trên đài sen đồ sộ, cao trên 10 mét.

3. Nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đường Mới, thị trấn D'ran, cách thành phố Đà Lạt 40 km, chùa Giác Nguyên được xây dựng vào năm 1925. Năm 1939 chùa được triều đình nhà Nguyễn ban sắc tứ, năm 1976 được xây dựng lại bề thế.

3. Nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đường Mới, thị trấn D'ran, cách thành phố Đà Lạt 40 km, chùa Giác Nguyên được xây dựng vào năm 1925. Năm 1939 chùa được triều đình nhà Nguyễn ban sắc tứ, năm 1976 được xây dựng lại bề thế.

Những thập niên sau đó, chùa tiếp tục được chỉnh trang và mang một diện mạo kiến trúc đặc sắc. Mọi công trình trong khuôn viên chùa đều được xây dựng với thiết kế độc đáo, trang trí công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Những thập niên sau đó, chùa tiếp tục được chỉnh trang và mang một diện mạo kiến trúc đặc sắc. Mọi công trình trong khuôn viên chùa đều được xây dựng với thiết kế độc đáo, trang trí công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Tòa chính điện của chùa gây choáng ngợp với dáng vẻ bề thế, uy nghiêm. Không gian bên trong chính điện có tượng Đức Phật ở trung tâm, xung quanh là tượng Tam thánh tây phương, tượng Phật Đản Sanh, tượng Địa Tạng… Nhiều tượng làm bằng gỗ tuổi đời trên dưới một thế kỷ.

Tòa chính điện của chùa gây choáng ngợp với dáng vẻ bề thế, uy nghiêm. Không gian bên trong chính điện có tượng Đức Phật ở trung tâm, xung quanh là tượng Tam thánh tây phương, tượng Phật Đản Sanh, tượng Địa Tạng… Nhiều tượng làm bằng gỗ tuổi đời trên dưới một thế kỷ.

Bên cạnh kiến trúc ấn tượng, chùa Giác Nguyên còn nằm ở một vị thế đẹp, nhìn ra thị trấn D'ran và hồ thủy điện Đa Nhim với khung cảnh thiên nhiên rất hữu tình.

Bên cạnh kiến trúc ấn tượng, chùa Giác Nguyên còn nằm ở một vị thế đẹp, nhìn ra thị trấn D'ran và hồ thủy điện Đa Nhim với khung cảnh thiên nhiên rất hữu tình.

Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-ngoi-chua-co-kien-truc-khong-dung-hang-o-da-lat-2029884.html
Zalo