Những lưu ý về về việc làm, tiền thưởng, mức lương làm thêm dịp nghỉ lễ

Năm 2023, vào dịp lễ 30/4 - 01/5 người lao động được nghỉ lễ liên tiếp 05 ngày do trùng với giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch. Vậy đối tượng nào được nghỉ lễ theo quy định? doanh nghiệp có bắt buộc thưởng cho người lao động? mức lương làm thêm dịp nghỉ lễ của người lao động được tính như thế nào? … là những câu hỏi được người lao động quan tâm khi kì nghỉ lễ đã đến gần.

Dịp lễ 30/4 - 01/5 năm nay, người lao động được nghỉ lễ liên tiếp 05 ngày do trùng với giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch.

Dịp lễ 30/4 - 01/5 năm nay, người lao động được nghỉ lễ liên tiếp 05 ngày do trùng với giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch.

Mức lương làm thêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 của người lao động

Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, các ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 01/5 năm 2022 là những dịp lễ mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người lao động có nhu cầu làm việc vào các ngày được phép nghỉ lễ thì sẽ được tính lương làm thêm dịp nghỉ lễ khác so với ngày làm việc bình thường.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được trả lương làm thêm dịp nghỉ lễ, Tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%, chưa kể công thức tính tiền lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày làm việc vào các ngày nghỉ lễ, Tết như sau:

Tiền lương làm thêm dịp nghỉ lễ 1 ngày = Tiền lương 1 ngày + 300% lương ngày

Theo đó, nếu người lao động đi làm vào ngày lễ 30/4, 01/5 thì sẽ được tính lương làm thêm dịp nghỉ lễ ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thanh toán tiền lương làm thêm dịp nghỉ lễ, Tết có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 15.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm.

Người lao động làm cho doanh nghiệp nước ngoài, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định kỳ nghỉ lễ, Tết tại Việt Nam dành cho người lao động và doanh nghiệp hiện nay bao gồm các ngày:

Đối tượng là người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương khi nghỉ vào:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định như trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Căn cứ Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định các đối tượng áp dụng quy định về nghỉ lễ, chế độ nghỉ hằng năm và các quy định nghỉ khác bao gồm:

- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

- Người sử dụng lao động.

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Bộ luật Lao động 2019 hiện chỉ quy định chung về đối tượng thực hiện quy định về nghỉ lễ tại Việt Nam mà chưa nói rõ doanh nghiệp nước ngoài tuân thủ quy định tại Việt Nam ra sao.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, những doanh nghiệp này đã xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Do đó, người lao động làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng vẫn còn thuộc lãnh thổ của Việt Nam thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải cho phép người lao động nghỉ các kỳ nghỉ được quy định trong Bộ luật Lao động 2019.

Đối với doanh nghiệp không có trụ sở và chi nhánh tại Việt Nam, những doanh nghiệp này sẽ không cần phải tuân theo quy định về ngày nghỉ lễ của Việt Nam. Do đó, trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động làm việc từ xa cho doanh nghiệp nước ngoài sẽ không được nghỉ lễ của Việt Nam nếu pháp luật tại nước của doanh nghiệp không có quy định cho phép người lao động nghỉ lễ truyền thống.

Tiền thưởng cho người lao động dịp lễ 30/4 - 01/5

Căn cứ tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người đó.

Ngoài ra, quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Việc có thưởng cho người lao động hay không sẽ được xác định dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người đó. Điều này được quyết định bởi người sử dụng lao động. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn thưởng hoặc không thưởng cho người lao động nhân dịp lễ 30/4 và 1/5.

Tuy nhiên, nếu quy chế thưởng của doanh nghiệp hoặc trong các thỏa thuận khác với người lao động có ghi nhận về việc thưởng tiền hoặc hiện vật vào dịp lễ 30/4 và 1/5 thì doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng cam kết.

Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, các ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 01/5 năm 2023 là những dịp lễ mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Cụ thể, vào năm 2023 lịch nghỉ như sau:

- Ngày 29/4/2023 Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch (Thứ bảy).

- Ngày 30/4/2023 Ngày Thống nhất đất nước (Chủ nhật).

- Ngày 01/5/2023 Ngày Quốc tế Lao động (Thứ hai).

- Ngày 02/5/2023 Nghỉ bù ngày Chủ nhật (Thứ ba).

Căn cứ, khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Vì vậy, nếu người lao động làm vào ngày thứ 7 sẽ được nghỉ liên tục 4 ngày, còn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động không làm vào ngày thứ 7 sẽ được nghỉ đến 5 ngày.

Ngọc Châm

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-luu-y-ve-ve-viec-lam-tien-thuong-muc-luong-lam-them-dip-nghi-le-104633.htm
Zalo