Những lỗi thường gặp trên ô tô khi thời tiết nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phương tiện di chuyển, đặc biệt là ô tô. Độ ẩm cao có thể tác động tiêu cực đến hệ thống điện, động cơ, phanh và nội thất xe. Nếu không có biện pháp bảo dưỡng kịp thời, xe ô tô có thể nhanh xuống cấp, thậm chí gây nguy hiểm trong quá trình vận hành.

Bề mặt sơn xe bị ăn mòn

Mưa phùn và độ ẩm cao trong không khí là nguyên nhân khiến bề mặt sơn xe nhanh bị oxy hóa. Theo các chuyên gia, hiện nay nước mưa không còn tinh khiết như trước mà chứa nhiều axit và hóa chất ăn mòn. Khi xe thường xuyên di chuyển dưới trời mưa, lớp sơn dễ bị phai màu, bong tróc, làm giảm giá trị thẩm mỹ và tuổi thọ của xe.

Chủ xe nên rửa xe thường xuyên sau mỗi lần đi mưa, đồng thời sử dụng sáp bảo vệ hoặc phủ ceramic để tạo lớp màng bảo vệ bề mặt sơn. Việc đậu xe trong gara hoặc nơi có mái che cũng giúp giảm tác động của thời tiết nồm ẩm.

Kính lái bị mờ hơi nước

Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi trời nồm là kính lái bị phủ một lớp hơi nước dày đặc, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe. Hiện tượng này xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài xe, khiến hơi nước ngưng tụ trên bề mặt kính.

 Những giọt nước li ti ngưng đọng trên bề mặt khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành do tầm nhìn bị hạn chế.

Những giọt nước li ti ngưng đọng trên bề mặt khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành do tầm nhìn bị hạn chế.

Tài xế có thể kích hoạt tính năng sấy kính, bật điều hòa ở chế độ hút ẩm hoặc sử dụng các dung dịch chống bám hơi nước chuyên dụng. Khi di chuyển, hạn chế mở cửa sổ xe để tránh hơi ẩm bên ngoài xâm nhập vào trong.

Nội thất ẩm ướt, có mùi hôi

Không khí ẩm thấm vào khoang nội thất sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe mà còn có thể gây các vấn đề về sức khỏe cho người sử dụng.

Chủ xe nên giữ khoang nội thất thông thoáng bằng cách sử dụng máy hút ẩm hoặc than hoạt tính. Ngoài ra, việc vệ sinh nội thất định kỳ, lau khô thảm sàn và ghế xe cũng giúp hạn chế sự phát triển của nấm mốc.

Động cơ trục trặc do ẩm ướt

Nhiều chủ xe chủ quan nghĩ rằng chỉ có phần ngoại thất bị ảnh hưởng khi trời nồm, nhưng thực tế, động cơ cũng có nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng. Hơi nước trong không khí có thể ngưng tụ tại các điểm tiếp xúc của hệ thống điện, ắc quy, làm oxy hóa linh kiện và ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Nếu không được kiểm tra kịp thời, động cơ thậm chí có thể ngừng hoạt động hoàn toàn.

Nhằm giảm tình trạng động cơ hao mòm do ẩm ướt, chủ xe nên kiểm tra và vệ sinh hệ thống điện thường xuyên, đặc biệt là các giắc cắm và hộp cầu chì. Khi đỗ xe, cần lựa chọn nơi khô ráo, tránh để xe ở môi trường quá ẩm ướt trong thời gian dài.

 Di chuyển dưới thời tiết mưa phùn và nồm ẩm, quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn, dẫn tới hiện tượng phanh bị gỉ sét và kẹt cứng.

Di chuyển dưới thời tiết mưa phùn và nồm ẩm, quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn, dẫn tới hiện tượng phanh bị gỉ sét và kẹt cứng.

Phanh kẹt cứng do gỉ sét

Hệ thống phanh là bộ phận quan trọng, nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết ẩm. Hơi nước có thể đọng lại trên các đĩa phanh, gây ra tình trạng gỉ sét, dẫn đến kẹt cứng phanh hoặc giảm hiệu quả phanh, gây nguy hiểm khi di chuyển.

Để hạn chế hiện tượng này, chủ xe nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ. Khi đỗ xe lâu ngày trong thời tiết nồm, nên đạp phanh vài lần trước khi di chuyển để kiểm tra độ bám của phanh.

Hệ thống điện, còi, đèn xe bị ảnh hưởng

Không chỉ động cơ, các bộ phận như còi, đèn xe cũng có nguy cơ bị hỏng do giắc cắm điện bị ẩm. Điều này có thể làm giảm hiệu quả chiếu sáng của đèn pha hoặc khiến còi xe bị chập chờn, ảnh hưởng đến sự an toàn khi tham gia giao thông.

Kiểm tra các giắc cắm điện, bọc kín bằng keo chống ẩm hoặc dung dịch cách điện chuyên dụng. Nếu phát hiện còi hoặc đèn có dấu hiệu hỏng, cần mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để sửa chữa kịp thời.

Đức Anh

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhung-loi-thuong-gap-tren-o-to-khi-thoi-tiet-nom-am-post334965.html
Zalo