Những khúc quanh lịch sử của nền kinh thương Việt Nam

Nhìn lại chặng đường dài của lịch sử, từ thế hệ đầu tiên là thế hệ doanh nhân 'tiền bối' đầu thế kỷ 20, đến nay nền kinh thương Việc Nam đã bước sang một trang mới, với gần 1 triệu doanh nghiệp.

Việt Nam không có một lịch sử kinh thương lâu đời, bởi ý thức hệ của đa số người Việt xưa xem kinh doanh là việc không đáng trọng. Mãi đến đầu thế kỷ 20, một chương mới của kinh thương mới được mở ra bởi các doanh nhân tiền bối như Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô…

TS.Giản Tư Trung

TS.Giản Tư Trung

Tồn tại những cơ sở nhỏ vào những năm 1990

Sau năm 1945, Việt Nam chủ trương một nền kinh kế hoạch hóa, nên không có thị trường, cũng không có kinh doanh. Từ năm 1954-1975, đất nước đang bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội nên hẳn nhiên không có kinh doanh. Còn ở miền Nam có thị trường và có kinh doanh, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, nên cũng chưa kịp hình thành một tầng lớp tư bản dân tộc.

Đến năm 1975, đất nước được tái thống nhất và hòa bình được lặp lại, nhưng chúng ta chủ trương nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nên không có thị trường, cũng không có kinh doanh, mà chỉ có sản xuất và phân phối theo kế hoạch của nhà nước.

Mãi đến năm 1990, chúng ta mới có một cột mốc mới cho lịch sử kinh thương, bởi trong giai đoạn vào đầu những năm 1980 đã bắt đầu tồn tại một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Nếu xóa bỏ những cơ sở này thì cũng không nên vì Nhà nước thấy được rằng rất có ích cho nền kinh tế, còn nếu để lại thì phải có luật để quản lý họ, đồng thời thu thuế cho ngân sách.

Một phiên chơ tại Việt Nam những năm 1990 - Ảnh: Kyle Michael Nunas

Một phiên chơ tại Việt Nam những năm 1990 - Ảnh: Kyle Michael Nunas

Lúc này có hai câu trả lời, đó là Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty. Hai luật này ra đời cũng là một cột mốc lớn trong lịch sử kinh thương Việt Nam. Tức là từ năm 1975 đến năm 1986 đất nước mở cửa thì đến năm 1990 mới có 2 luật này.

Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (năm 1990) chính thức được ban hành là một sản phẩm của đổi mới, của đại hội VI năm 1986. Đó là một hành trình rất dài – mười lăm năm chúng ta mới có được điều đó. Mặc dù Nhà nước đưa ra luật này ban đầu chỉ để hợp thức hóa những cơ sở kinh doanh chứ thực ra cũng chưa khuyến khích kinh doanh. Tuy nhiên, đây chính là cánh cửa, mạch ngầm của dòng chảy kinh thương Việt Nam. Vì các DN tư nhân, hay các công ty vào những năm 1990 vẫn theo tinh thần người dân chỉ được làm những gì Nhà nước cho phép, pháp luật cho phép. Và nếu muốn thành lập công ty thì vẫn phải do Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép mới được thành lập, cho nên rất khó khăn với nền kinh doanh.

Những khúc ‘cua’ lớn trong lịch sử kinh thương Việt Nam

Giai đoạn tiếp theo là một giai đoạn với hàng loạt sự kiện mang tính chất “cột mốc” đối với doanh giới và nền kinh thương Việt Nam. Đó là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 với một tư tưởng cách mạng “người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm”.

Đây là bộ luật có tính cách mạng trong lịch sử kinh thương Việt Nam. Trong bộ luật này, đã lại trả lại quyền tự do kinh doanh cho người dân. Luật Doanh nghiệp năm 1999 khẳng định rõ tinh thần rất cách mạng là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, còn Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép; nghĩa là quyền của người dân rất rộng, còn quyền của Nhà nước hẹp lại.

Đặc biệt hơn, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (năm 2004) đã chọn ngày 13/10 hàng năm làm ngày tôn vinh doanh nhân, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) với tinh thần “Đảng viên được làm kinh tế tư nhân”... đã mang đến làn gió “tự do kinh doanh” tươi mới cho người dân. Có thời gian, chỉ riêng TPHCM, mỗi tuần, lại ra đời thêm hơn 400 doanh nghiệp mới.

Và trong khoảng từ năm 1999 đến 2000 lịch sử kinh thương Việt Nam trải qua nhiều khúc ‘khúc quanh’, ‘khúc cua’.

Khúc quanh thứ nhất cũng có một bước ngoặt rất lớn cho kinh thương Việt Nam, đó là sự ra đời của thị trường chứng khoán.

Ở giai đoạn này, với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp cùng thị trường chứng khoán, là bước ngoặt rất lớn cho lịch sử kinh thương Việt Nam về mặt thực chất cũng như về mặt tư tưởng của xã hội.

Đặc biệt giai đoạn này, với chủ trương của Đảng thì Đảng viên được làm kinh tế tư nhân. Điều đó có nghĩa là kinh tế tư nhân từ khi sơ khai không được chú trọng, thậm chí từng bị coi là “sai trái” thì nay cũng là một điều gì đó tốt đẹp.

Sau đó nữa, một sự thừa nhận có thể nói là cao nhất của Đảng và Nhà nước đối với doanh thương khi công bố một ngày để tôn vinh những người làm kinh doanh và doanh nhân Việt Nam. Và đến nay có khoảng 4 ngành nghề được tôn vinh: nghề thầy giáo, nghề thầy thuốc, nghề nhà báo và nghề doanh nhân. Vậy thì đó là một cột mốc rất lớn.

Nhưng nhìn lại chặng đường dài của lịch sử, thế hệ đầu tiên là thế hệ doanh nhân “tiền bối”, còn thế hệ doanh nhân thứ hai là thế hệ mà tôi cho rằng phải sau khi có Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp năm 1990 gọi là thế hệ 2.0.

Tính từ khi ra đời từ Luật Doanh nghiệp năm 1999 – 2000, một giai đoạn bùng nổ khi mà ở đâu, bất cứ ai cũng có thể làm doanh nhân nếu muốn và có khả năng. Nhưng dù sao không có những khởi đầu sao có những thế hệ tiếp nối. Ngay cả thế hệ 3.0 cũng có nhiều cái “chệch choạc” do bối cảnh lịch sử, xã hội, hay do doanh trí thời đó chưa có phát triển.

Nhưng ở giai đoạn giao thoa này, cùng với sự gia nhập WTO vào năm 2007, với sự xuất hiện của những luồng tri thức kinh doanh toàn cầu vào Việt Nam, với sự tham gia thị trường của những tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt trong đó có khát vọng cống hiến của những người Việt xa quê trở về Việt Nam, những doanh nhân Việt Nam uy tín hơn, có tâm và có tầm hơn đã xuất hiện.

Thế hệ này, bao gồm những doanh nhân trưởng thành từ thế hệ 1.0 và những doanh nhân mới, đã thực sự vẽ nên chân dung của những người chủ nhân của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ sôi động nhất.

Họ đã hình thành một giới riêng, chứ không còn là những nhóm người đơn lẻ trong xã hội. Một lực lượng doanh nhân đã bắt đầu trỗi dậy và nhiều doanh nhân trong thế hệ này đã cùng chia sẻ sứ mệnh mà tôi đã chia sẻ với doanh giới trong suốt hơn 20 năm qua: “Kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội thông qua các sản phẩm tốt lành của mình và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Môi trường kinh doanh của thế hệ này cũng xuất hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các đối tượng vận hành trong cùng một lãnh thổ và bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ hơn của yếu tố quốc tế hóa trong giao thương. Sau này chúng ta mới có một thế hệ mới, tôi gọi là thế hệ doanh nhân 3.0

Thế hệ doanh nhân 3.0 không thể không mang trong mình những giá trị mới, những phẩm chất, văn hóa mới để thực hiện khát vọng mới của mình. Những giá trị mới này, không nằm ngoài nền tảng đạo đức kinh doanh mà ông cha đã dày công vun đắp. Họ được trui rèn và những doanh nhân hiện nay biết cách tự tái tạo lại bản thân mình, tự làm mới mình bằng khát vọng mới, năng lực mới và giá trị mới, trên nền tảng kế thừa những gì mà thế hệ doanh nhân 2.0 đã bước đầu tạo dựng.

Thế hệ doanh nhân 4.0 là thế hệ trong thời đại số, thế hệ doanh nhân thời hiện nay. Đặc biệt là thế hệ doanh nhân trong thời chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và thời trí tuệ nhân tạo.

* TS. Giản Tư Trung là người sáng lập và là Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE

TS.Giản Tư Trung

Nguồn DNSG: https://doanhnhansaigon.vn/nhung-khuc-quanh-lich-su-cua-nen-kinh-thuong-viet-nam-313876.html
Zalo