Những khoảnh khắc vũ trụ ấn tượng nhất năm 2024

Dưới đây là những khoảnh khắc không gian vô cùng ấn tượng và ngoạn mục của năm 2024.

Tinh vân Con Cua - kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh nằm cách Trái Đất 6.500 năm ánh sáng trong hình ảnh được Kính thiên văn James Webb ghi lại ngày 3/6/2024. Trung tâm của nó là một ngôi sao neutron - ngôi sao siêu đặc do vụ nổ siêu tân tinh tạo ra.

Tinh vân Con Cua - kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh nằm cách Trái Đất 6.500 năm ánh sáng trong hình ảnh được Kính thiên văn James Webb ghi lại ngày 3/6/2024. Trung tâm của nó là một ngôi sao neutron - ngôi sao siêu đặc do vụ nổ siêu tân tinh tạo ra.

NGC 1333, một khu vực hình thành sao nằm trong chòm sao Anh Tiên được Kính thiên văn James Webb chụp ngày 27/8/2024.

NGC 1333, một khu vực hình thành sao nằm trong chòm sao Anh Tiên được Kính thiên văn James Webb chụp ngày 27/8/2024.

Các phi hành gia SpaceX Crew-8 của NASA là Matthew Dominick, Michael Barratt, Jeanette Epps và nhà du hành vũ trụ Alexander Grebenkin của Roscosmos được đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế trên tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida ngày 3/3/2024.

Các phi hành gia SpaceX Crew-8 của NASA là Matthew Dominick, Michael Barratt, Jeanette Epps và nhà du hành vũ trụ Alexander Grebenkin của Roscosmos được đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế trên tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida ngày 3/3/2024.

Cảnh tượng bắc cực quang ngoạn mục ở làng Borodinka thuộc vùng Omsk, Nga ngày 13/8/2024. Ảnh: Reuters

Cảnh tượng bắc cực quang ngoạn mục ở làng Borodinka thuộc vùng Omsk, Nga ngày 13/8/2024. Ảnh: Reuters

Tinh hà xoắn NGC 6872, còn được coi là Tinh hà Con công đang tương tác với một thiên hà nhỏ hơn ở góc trái trên cùng trong bức ảnh do Kính thiên văn Chandra X-ray chụp ngày 22/7/2024. Thiên hà nhỏ hơn đã lấy khí từ NGC 6872 để nuôi hố đen siêu nặng ở trung tâm của nó.

Tinh hà xoắn NGC 6872, còn được coi là Tinh hà Con công đang tương tác với một thiên hà nhỏ hơn ở góc trái trên cùng trong bức ảnh do Kính thiên văn Chandra X-ray chụp ngày 22/7/2024. Thiên hà nhỏ hơn đã lấy khí từ NGC 6872 để nuôi hố đen siêu nặng ở trung tâm của nó.

Tinh vân Quả Tạ Nhỏ (Little Dumbbell Nebula) còn được gọi là Messier 76, hay M76 nằm cách chúng ta 3.400 năm ánh sáng trong chòm sao Anh Tiên được Kính thiên văn Hubble ghi lại ngày 23/4/2024.

Tinh vân Quả Tạ Nhỏ (Little Dumbbell Nebula) còn được gọi là Messier 76, hay M76 nằm cách chúng ta 3.400 năm ánh sáng trong chòm sao Anh Tiên được Kính thiên văn Hubble ghi lại ngày 23/4/2024.

Nhật thực được quan sát từ Las Horquetas, Santa Cruz, Argentina ngày 2/10/2024.

Nhật thực được quan sát từ Las Horquetas, Santa Cruz, Argentina ngày 2/10/2024.

Tên lửa đẩy Super Heavy của SpaceX hạ cánh trong chuyến bay thử nghiệm thứ năm của SpaceX Starship tại Boca Chica, Texas ngày 13/10/2024.

Tên lửa đẩy Super Heavy của SpaceX hạ cánh trong chuyến bay thử nghiệm thứ năm của SpaceX Starship tại Boca Chica, Texas ngày 13/10/2024.

Tên lửa Vulcan thế hệ tiếp theo của liên doanh Boeing-Lockheed United Launch Alliance được phóng lần thứ hai trong chuyến bay thử nghiệm chứng nhận từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Cape Canaveral, Florida, ngày 4/10/2024.

Tên lửa Vulcan thế hệ tiếp theo của liên doanh Boeing-Lockheed United Launch Alliance được phóng lần thứ hai trong chuyến bay thử nghiệm chứng nhận từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Cape Canaveral, Florida, ngày 4/10/2024.

Tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A trong hình ảnh bao gồm tia X từ Chandra (màu xanh lam) và hình ảnh hồng ngoại từ Webb (màu cam, trắng và xanh lam) được công bố vào ngày 23/7/2024. Cassiopeia A, một quả cầu vật chất và năng lượng đang giãn nở được giải phóng từ một ngôi sao đang phát nổ, bao gồm các vòng màu xanh neon và trắng sáng bao quanh một nơi tương đối tĩnh lặng ở trung tâm tàn dư siêu tân tinh.

Tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A trong hình ảnh bao gồm tia X từ Chandra (màu xanh lam) và hình ảnh hồng ngoại từ Webb (màu cam, trắng và xanh lam) được công bố vào ngày 23/7/2024. Cassiopeia A, một quả cầu vật chất và năng lượng đang giãn nở được giải phóng từ một ngôi sao đang phát nổ, bao gồm các vòng màu xanh neon và trắng sáng bao quanh một nơi tương đối tĩnh lặng ở trung tâm tàn dư siêu tân tinh.

Axiom Mission 3 được phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế với các thành viên phi hành đoàn là Chỉ huy Michael Lopez-Alegria của Mỹ/Tây Ban Nha, phi công Walter Villadei của Italy, chuyên gia sứ mệnh Alper Gezeravci của Thổ Nhĩ Kỳ và phi hành gia dự án ESA Marcus Wandt của Thụy Điển tại Cape Canaveral, Florida ngày 18/1/2024.

Axiom Mission 3 được phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế với các thành viên phi hành đoàn là Chỉ huy Michael Lopez-Alegria của Mỹ/Tây Ban Nha, phi công Walter Villadei của Italy, chuyên gia sứ mệnh Alper Gezeravci của Thổ Nhĩ Kỳ và phi hành gia dự án ESA Marcus Wandt của Thụy Điển tại Cape Canaveral, Florida ngày 18/1/2024.

Thiên hà xoắn NGC 2835 nằm cách Trái Đất 35 triệu năm ánh sáng trong bức ảnh do Kính thiên văn James Webb ghi lại.

Thiên hà xoắn NGC 2835 nằm cách Trái Đất 35 triệu năm ánh sáng trong bức ảnh do Kính thiên văn James Webb ghi lại.

Một tên lửa Long March-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-19 cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (tỉnh Cam Túc) cho sứ mệnh có người lái đến Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc ngày 30/10/2024.

Một tên lửa Long March-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-19 cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (tỉnh Cam Túc) cho sứ mệnh có người lái đến Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc ngày 30/10/2024.

Ba ngôi sao lấp lánh trong khoang rỗng của tinh vân phản chiếu trong hình ảnh do Kính thiên văn Hubble chụp vào ngày 15/5/2024. Hệ thống ba sao này bao gồm các ngôi sao biến quang HP Tau, HP Tau G2 và HP Tau G3. HP Tau được biết đến là sao T Tauri, một loại sao biến quang trẻ chưa bắt đầu phản ứng tổng hợp hạt nhân nhưng đang bắt đầu tiến hóa thành một ngôi sao chạy bằng hydro giống với Mặt trời của chúng ta. Các ngôi sao T Tauri có xu hướng trẻ hơn 10 triệu năm tuổi, trong khi Mặt trời của chúng ta khoảng 4,6 tỷ năm tuổi và thường được tìm thấy vẫn còn nằm trong các đám mây bụi và khí mà chúng hình thành.

Ba ngôi sao lấp lánh trong khoang rỗng của tinh vân phản chiếu trong hình ảnh do Kính thiên văn Hubble chụp vào ngày 15/5/2024. Hệ thống ba sao này bao gồm các ngôi sao biến quang HP Tau, HP Tau G2 và HP Tau G3. HP Tau được biết đến là sao T Tauri, một loại sao biến quang trẻ chưa bắt đầu phản ứng tổng hợp hạt nhân nhưng đang bắt đầu tiến hóa thành một ngôi sao chạy bằng hydro giống với Mặt trời của chúng ta. Các ngôi sao T Tauri có xu hướng trẻ hơn 10 triệu năm tuổi, trong khi Mặt trời của chúng ta khoảng 4,6 tỷ năm tuổi và thường được tìm thấy vẫn còn nằm trong các đám mây bụi và khí mà chúng hình thành.

Thiên hà xoắn ốc NGC 1512, nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng, trong một hình ảnh từ Kính thiên văn James Webb.

Thiên hà xoắn ốc NGC 1512, nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng, trong một hình ảnh từ Kính thiên văn James Webb.

Vũ Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo: Reuters

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/nhung-khoanh-khac-vu-tru-an-tuong-nhat-nam-2024-post1142435.vov
Zalo