Những hình ảnh trong ngày đầu tiên TP Hồ Chí Minh triển khai Chiến dịch tiêm vaccine sởi

Sáng 31/8, TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi trên toàn thành phố. Chiến dịch nhằm mục đích tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tại TP Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở dự trù vaccine của các đơn vị, trong ngày 30/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố đã khẩn trương phân bổ 88.100 liều vaccine sởi - Rubella cho Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức và một số bệnh viện tuyến thành phố để tổ chức các điểm tiêm trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 31/8.

Ngày 30/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố tiếp nhận 300.000 liều vaccine sởi - Rubella mua từ nguồn ngân sách Thành phố.

Ngày 30/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố tiếp nhận 300.000 liều vaccine sởi - Rubella mua từ nguồn ngân sách Thành phố.

Ghi nhận phóng viên tại Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh (thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), từ 8 giờ sáng 31/8, rất nhiều phụ huynh đưa trẻ đến trạm để tiêm vaccine sởi. Đáng lưu ý, có những trường hợp trẻ 3 - 5 tuổi chỉ mới được tiêm 1 mũi vaccine sởi hoặc thậm chí chưa tiêm mũi vaccine sởi.

Chị Trần Thị Hà đưa con gái 3 tuổi đi tiêm mũi 1 vaccine sởi cho biết: "Bé sinh ở quê và được tiêm vaccine ở quê, sau đó chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Do bị mất sổ tiêm chủng nên tôi không nhớ lịch tiêm chủng của bé. Mấy lần ở trên phường có gọi điện thoại nói bé ra tiêm ngừa nhưng những lần đó, bé hay bệnh nên tôi không đưa bé đi. Đọc thông tin nghe nói có dịch sởi nên tôi cũng hơi lo lắng. Hôm nay phường tổ chức tiêm sởi cho trẻ nên tôi đưa bé đi tiêm để phòng bệnh”.

Trong giai đoạn 1 của chiến dịch, ngành y tế sẽ tiêm cho trẻ 1 - 5 tuổi, bao gồm trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao.

Trong giai đoạn 1 của chiến dịch, ngành y tế sẽ tiêm cho trẻ 1 - 5 tuổi, bao gồm trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao.

Tương tự, chị Trần Thị Nhớ cũng đưa 2 con gái sinh đôi 3 tuổi đi tiêm vaccine sởi. Chị Nhớ cho biết hôm nay 2 bé được tiêm mũi 1 vaccine sởi, tháng sau quay lại tiêm mũi 2 sởi.

Chia sẻ về lý do cả hai bé đã 3 tuổi nhưng đều chưa được tiêm mũi vaccine sởi, chị Trần Thị Nhớ nói: “Do sinh ở dưới quê rồi sau đó chuyển lên TP Hồ Chí Minh, nên tôi cũng không nhớ đưa bé đi tiêm vaccine. Nghe nói đang có dịch sởi nên tôi cũng sợ bé bệnh khi đi học, vì thế hôm nay đưa 2 bé đi tiêm vaccine sởi, tôi cũng yên tâm hơn phần nào”.

Còn anh Khương, cha của bé gái 5 tuổi cho biết: "Bé đã được tiêm vaccine sởi mũi 1 vào lúc 9 tháng tuổi. Sau đó, gia đình đưa bé đi tiêm vaccine dịch vụ nên cũng quên tiêm vaccine sởi mũi 2 và cũng không thấy bác sĩ nhắc tiêm mũi 2 sởi. Hôm nay, bé được tiêm vaccine sởi mũi 2 nên gia đình yên tâm hơn khi cho bé đi học".

Mẹ của bé Châu Vĩnh Tiến cho biết, cậu con trai hơn 5 tuổi nhưng đến nay mới được tiêm mũi 2 vaccine sởi. Nguyên nhân trước đó, gia đình hay đưa bé đi tiêm dịch vụ nên không nhớ lịch tiêm mũi sởi nhắc lại và cũng không nghe nói là phải tiêm mũi 2 sởi.

Theo ước tính, TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm bổ sung vaccine sởi cho khoảng 517.250 trẻ theo hình thức tiêm chiến dịch tại trường học, trạm y tế, bệnh viện.

Theo ước tính, TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm bổ sung vaccine sởi cho khoảng 517.250 trẻ theo hình thức tiêm chiến dịch tại trường học, trạm y tế, bệnh viện.

Bác sĩ Nguyễn Gia Phương, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh (thành phố Thủ Đức) cho biết, tại phường có khoảng 7.000 trẻ trong độ tuổi tiêm chủng; trong số đó, trẻ tiêm vaccine sởi mũi 1 đạt tỷ lệ 96%, trẻ tiêm mũi 2 đạt tỷ lệ 92%. Qua thống kê, có 700 trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn phường chưa được tiêm mũi 2.

Theo bác sĩ Nguyễn Gia Phương, chiến dịch tiêm vaccine sởi được thực hiện ngày 31/8 đến ngày 4/9. Dự kiến, trung bình mỗi ngày trạm sẽ tiêm cho 100 trẻ. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, trước khi tiêm trẻ được thăm khám sức khỏe và theo dõi 30 phút sau tiêm, quy trình tiêm cũng được thực hiện một chiều.

“Để kêu gọi phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi, chúng tôi phát loa tuyên truyền, phối hợp với nhà trường nhắn tin, gọi điện thoại mời phụ huynh đưa trẻ đến trạm tiêm. Trong ngày đầu thực hiện chiến dịch tiêm vaccine, qua quá trình thăm khám ghi nhận, có một số trẻ lớn tuổi nhưng chưa được tiêm mũi vaccine sởi nào. Đa số phụ huynh cho biết, do trẻ về quê, sau đó phụ huynh quên lịch tiêm chủng của trẻ. Bên cạnh đó, cũng có một số phụ huynh “anti-vaccine”, bác sĩ Phương thông tin thêm.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, sau khi UBND TP Hồ Chí Minh công bố dịch sởi, Sở đã giao cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh liên hệ mua 300.000 liều vaccine sởi – Rubella từ nguồn ngân sách của Thành phố.

Theo đó, 300.000 liều vaccine này sẽ được sử dụng để tiêm chủng cho những đối tượng chưa tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi trong đợt 1 của chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi. Cụ thể, trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn thành phố, bao gồm cả trẻ thuộc nhóm nguy cơ; trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao (từ 6 tuổi đến 16 tuổi) đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố; nhân viên y tế, người làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nguy cơ tiếp xúc người mắc bệnh sởi hoặc chăm sóc trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao.

Sau đây là những hình ảnh ghi nhận trong ngày đầu thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi:

Ngày từ 8 giờ sáng, nhiều phụ huynh đưa trẻ đếm Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh tiêm vacicne sởi.

Ngày từ 8 giờ sáng, nhiều phụ huynh đưa trẻ đếm Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh tiêm vacicne sởi.

TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh giám sát công tác tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi tại Quận Bình Tân.

TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh giám sát công tác tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi tại Quận Bình Tân.

Trẻ được thăm khám trước khi tiêm vaccine sởi.

Trẻ được thăm khám trước khi tiêm vaccine sởi.

Vaccine được sử dụng trong chiến dịch là vaccine phối hợp phòng bệnh sởi - Rubella (MR). Vaccine này đã được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như các chiến dịch tiêm chủng trước đây.

Vaccine được sử dụng trong chiến dịch là vaccine phối hợp phòng bệnh sởi - Rubella (MR). Vaccine này đã được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như các chiến dịch tiêm chủng trước đây.

88.100 liều vaccine sởi - Rubella đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh chuyển về cho Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức và một số bệnh viện tuyến Thành phố để tổ chức các điểm tiêm trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 31/8.

88.100 liều vaccine sởi - Rubella đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh chuyển về cho Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức và một số bệnh viện tuyến Thành phố để tổ chức các điểm tiêm trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 31/8.

Tại trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh có khoảng 700 trẻ từ 1 - 5 tuổi chưa được tiêm mũi 2 vaccine sởi sẽ được tiêm trong chiến dịch này.

Tại trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh có khoảng 700 trẻ từ 1 - 5 tuổi chưa được tiêm mũi 2 vaccine sởi sẽ được tiêm trong chiến dịch này.

Theo lịch tiêm chủng, trẻ 9 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm mũi 1 vaccine sởi, 15 -18 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên, nhiều trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi chưa tiêm đủ mũi, thậm chí có trẻ chưa tiêm mũi vaccine sởi nào.

Theo lịch tiêm chủng, trẻ 9 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm mũi 1 vaccine sởi, 15 -18 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên, nhiều trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi chưa tiêm đủ mũi, thậm chí có trẻ chưa tiêm mũi vaccine sởi nào.

Qua ghi nhận, hầu hết những trẻ lớn tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi hầu hết do di chuyển địa bàn sinh sống, trẻ bị ốm, tiêm vaccine dịch vụ nên không nhớ lịch tiêm nhắc lại.

Qua ghi nhận, hầu hết những trẻ lớn tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi hầu hết do di chuyển địa bàn sinh sống, trẻ bị ốm, tiêm vaccine dịch vụ nên không nhớ lịch tiêm nhắc lại.

Sau khi trẻ được tiêm vaccine, nhân viên trạm y tế sẽ nhập thông tin tiêm chủng của trẻ lên phần mềm tiêm chủng.

Sau khi trẻ được tiêm vaccine, nhân viên trạm y tế sẽ nhập thông tin tiêm chủng của trẻ lên phần mềm tiêm chủng.

Bác sĩ Nguyễn Gia Phương, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh kiểm tra lịch sử tiêm chủng và hướng dẫn phụ huynh lưu ý đến lịch tiêm chủng của trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Gia Phương, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh kiểm tra lịch sử tiêm chủng và hướng dẫn phụ huynh lưu ý đến lịch tiêm chủng của trẻ.

Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/nhung-hinh-anh-trong-ngay-dau-tien-tp-ho-chi-minh-trien-khai-chien-dich-tiem-vaccine-soi-20240831134536551.htm
Zalo