Những điều thú vị về Tết ông Công, ông Táo ở 3 miền Bắc-Trung-Nam

Nếu như người miền Bắc cúng cá chép để các Táo cưỡi về chầu trời thì người miền Trung cúng ngựa giấy, còn người miền Nam cúng bộ 'cò bay, ngựa chạy' theo nghi thức 'xá mã, xá hạc' của Phật giáo.

Người xưa quan niệm rằng chu kỳ của một năm sẽ bắt đầu bằng Tết Nguyên đán và kết thúc vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Vào ngày này, các gia đình sẽ tiến hành lễ cúng trang trọng để tiễn ông Công ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả mọi việc trong năm, cũng như các mong muốn của gia chủ. Và đến đêm 30 Tết, gia chủ sẽ lại rước ông Công ông Táo trở về cùng gia đình chào đón Năm mới.

Tục thờ cúng ông Công, ông Táo được thực hành ở khắp mọi miền đất nước và cùng chung một ý nghĩa là mong muốn Táo quân bẩm tấu lên Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp để gia đạo được bình an và may mắn. Tuy nhiên, với những đặc trưng văn hóa vùng miền, lễ cúng Táo quân ở 3 miền Bắc-Trung-Nam lại có những khác biệt đầy thú vị về thời điểm và lễ vật trong mâm cúng./.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-tet-ong-cong-ong-tao-o-3-mien-bac-trung-nam-post922576.vnp
Zalo