Những điểm mới nhất của dự thảo Luật Nhà giáo lần 3, giáo viên cần quan tâm

Mỗi chức danh nhà giáo được phân hạng: Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.

Dựa trên bản tổng hợp Giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với dự án Luật Nhà giáo (Tài liệu kèm theo hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự án Luật Nhà giáo), người viết xin được tổng hợp những điểm mới trong quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 so với dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 với nhiều chỉnh sửa, bổ sung gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

 Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Giải thích rõ hơn về khái niệm Nhà giáo, người đứng đầu cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục,…

Tại Điều 5. Giải thích từ ngữ của dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 đã bổ sung và giải thích cơ bản khá rõ về các khái niệm.

Bổ sung các hành vi cấm đối với nhà giáo

Tại Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm của dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 thay cho Điều 11 dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 có điều chỉnh, bổ sung một số hành vi cụ thể bị nghiêm cấm như sau:

Dự thảo mới nhất, dự kiến vẫn có hạng chức danh

Tại dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 dự kiến không còn hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo, tuy nhiên dự thảo mới nhất này, nhà giáo dự kiến được phân hạng theo cấp học. Quy định cụ thể sẽ có trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Một số quy định chế độ làm việc nhà giáo mới trong dự thảo lần 3

Tại khoản 2 Điều 32. Chế độ làm việc của nhà giáo tại dự thảo lần 3 đã quy định về chế độ làm việc có nhiều thay đổi so với trước đây, cán bộ quản cơ sở giáo dục không còn được nghỉ hè 8 tuần như dự thảo lần 2 trước đây.

Nhà giáo dự kiến vẫn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên

Tại khoản 1 Điều 43. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo quy định cụ thể về chính sách nhà giáo, trong đó điểm mới đáng chú ý nhà giáo được đề xuất sẽ có phụ cấp thâm niên nghề (hiện nay nhà giáo công tác sau 5 năm được hưởng phụ cấp thâm niên nghề 5%, sau đó mỗi năm công tác được thêm 1%)

Trên đây là một số điểm mới của dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 với rất nhiều điều chỉnh, bổ sung so với dự thảo lần 2 gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Tài liệu tham khảo:

[1] Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3)

[2]Giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với dự án Luật Nhà giáo

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/nhung-diem-moi-nhat-cua-du-thao-luat-nha-giao-lan-3-giao-vien-can-quan-tam-post244686.gd
Zalo