Những địa danh mang dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám tại Hà Nội

Những địa danh lịch sử tại Thủ đô Hà Nội như Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.

Mùa thu lịch sử 79 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng tiến lên giành chính quyền. Nhiều địa danh gắn liền với sự kiện Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội giờ đây là những điểm đến nổi tiếng mà bất kể ai tới thăm Thủ đô khó có thể bỏ lỡ.

 Quảng trường Ba Đình: Đây là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây đã lưu giữ dấu ấn nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Quảng trường Ba Đình: Đây là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây đã lưu giữ dấu ấn nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 Phố Tràng Tiền: Ngày 19/8, dưới sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu, quần chúng nội - ngoại thành phố xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) tỏa đi khắp các phố phường và hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!".

Phố Tràng Tiền: Ngày 19/8, dưới sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu, quần chúng nội - ngoại thành phố xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) tỏa đi khắp các phố phường và hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!".

 Nhà hát Lớn Hà Nội: Trước Nhà hát Lớn là quảng trường 19/8, địa điểm quan trọng trong diễn biến của Cách mạng tháng 8. Hàng chục vạn người đã tập trung trước Nhà hát Lớn từ sáng sớm 19/8 để tham gia mít tinh biểu tình lật đổ chính quyền từ tay phát xít Nhật và bù nhìn tay sai. Ngày nay, Quảng trường là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhà hát Lớn Hà Nội: Trước Nhà hát Lớn là quảng trường 19/8, địa điểm quan trọng trong diễn biến của Cách mạng tháng 8. Hàng chục vạn người đã tập trung trước Nhà hát Lớn từ sáng sớm 19/8 để tham gia mít tinh biểu tình lật đổ chính quyền từ tay phát xít Nhật và bù nhìn tay sai. Ngày nay, Quảng trường là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

 Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm: Sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm Sở Cảnh sát Trung ương bên Hồ Gươm. Tòa nhà này, ngày nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm (số 2 Tràng Thi).

Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm: Sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm Sở Cảnh sát Trung ương bên Hồ Gươm. Tòa nhà này, ngày nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm (số 2 Tràng Thi).

 Nhà khách Chính phủ: Thời thuộc Pháp, tòa nhà này là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ.

Nhà khách Chính phủ: Thời thuộc Pháp, tòa nhà này là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ.

 Mặc dù được đổi tên thành vườn hoa Diên Hồng từ sau năm 1945, người dân Hà Nội vẫn quen gọi là "vườn hoa con cóc" vì trung tâm vườn có các con cóc bằng đồng gắn vòi phun nước lên trụ đá. Đây chính là điểm nhấn nổi bật của công trình cùng với hình tượng điêu khắc rồng đá, lẫn trong màu xanh của rêu phong thời gian.

Mặc dù được đổi tên thành vườn hoa Diên Hồng từ sau năm 1945, người dân Hà Nội vẫn quen gọi là "vườn hoa con cóc" vì trung tâm vườn có các con cóc bằng đồng gắn vòi phun nước lên trụ đá. Đây chính là điểm nhấn nổi bật của công trình cùng với hình tượng điêu khắc rồng đá, lẫn trong màu xanh của rêu phong thời gian.

 Cột cờ Hà Nội: Di tích lịch sử này được khởi công xây dựng từ năm 1805 dưới thời nhà Nguyễn và mất 7 năm để hoàn thành. Từ đó tới nay, trải qua hơn 200 năm lịch sử, Kỳ đài Hà Nội đã gắn liền với bao thăng trầm của Thủ đô. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một đài quan sát khu vực nội và ngoại thành. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1945 là lần đầu tiên lá quốc kỳ Việt Nam - cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh Kỳ đài.

Cột cờ Hà Nội: Di tích lịch sử này được khởi công xây dựng từ năm 1805 dưới thời nhà Nguyễn và mất 7 năm để hoàn thành. Từ đó tới nay, trải qua hơn 200 năm lịch sử, Kỳ đài Hà Nội đã gắn liền với bao thăng trầm của Thủ đô. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một đài quan sát khu vực nội và ngoại thành. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1945 là lần đầu tiên lá quốc kỳ Việt Nam - cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh Kỳ đài.

 Trại Bảo an binh Hà Nội: Đây là nơi đã diễn ra cuộc đấu trí giữa lực lượng cách mạng với quân đội được trang bị vũ khí hạng nặng của Nhật Bản. Bằng sự biểu dương sức mạnh quần chúng và lý lẽ của các nhà lãnh đạo cách mạng, quân Nhật đã chấp nhận rút lui, ta hoàn toàn làm chủ Trại Bảo an binh, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.

Trại Bảo an binh Hà Nội: Đây là nơi đã diễn ra cuộc đấu trí giữa lực lượng cách mạng với quân đội được trang bị vũ khí hạng nặng của Nhật Bản. Bằng sự biểu dương sức mạnh quần chúng và lý lẽ của các nhà lãnh đạo cách mạng, quân Nhật đã chấp nhận rút lui, ta hoàn toàn làm chủ Trại Bảo an binh, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.

 Nhà số 101 Trần Hưng Đạo: Ngôi nhà thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội. Tại đây, sáng ngày 16/8/1945, đồng chí Nguyễn Khang – Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ thay mặt Thường vụ triệu tập cuộc họp với Thành ủy để phổ biến Nghị quyết của xứ ủy thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa).

Nhà số 101 Trần Hưng Đạo: Ngôi nhà thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội. Tại đây, sáng ngày 16/8/1945, đồng chí Nguyễn Khang – Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ thay mặt Thường vụ triệu tập cuộc họp với Thành ủy để phổ biến Nghị quyết của xứ ủy thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa).

 Số nhà 48 Hàng Ngang: Thời điểm từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng đã ở và làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang - chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa.

Số nhà 48 Hàng Ngang: Thời điểm từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng đã ở và làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang - chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhung-dia-danh-mang-dau-an-lich-su-cach-mang-thang-tam-tai-ha-noi-post308489.html
Zalo