Những dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đang bị theo dõi

Nếu như điện thoại của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau đây, hãy cảnh giác và thực hiện những điều sau để bảo vệ sự riêng tư và thông tin cá nhân kịp thời.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại có thể tấn công điện thoại bất cứ lúc nào bằng những thủ đoạn tinh vi mà bạn khó lòng phát hiện ra. Do đó, bạn cần phải nhận biết một số dấu hiệu quan trọng để bảo vệ sự riêng tư và thông tin cá nhân kịp thời.

Xuất hiện ứng dụng lạ

Nếu như phát hiện dữ liệu nền trên điện thoại tăng cao đột ngột so với mức thường dùng, bạn cần phải kiểm tra xem ứng dụng nào đang sử dụng nhiều dữ liệu nhất. Nếu như phát hiện ứng dụng lạ mà bạn chưa từng tải xuống, thì hãy nhanh chóng xóa nó ngay lập tức.

Có tin nhắn lạ

Một số phần mềm gián điệp có khả năng điều khiển thiết bị từ xa bằng cách gửi những tin nhắn bí mật được mã hóa đến điện thoại của nạn nhân. Để tránh bị dính mã độc, người dùng tuyệt đối không nhấn vào bất kỳ tệp, đường link đính kèm thư rác.

Nhanh tụt pin

Phần mềm theo dõi được chạy liên tục ở chế độ nền để giám sát mọi hoạt động trên điện thoại của bạn và gửi chúng cho bên thứ ba khiến pin mau cạn kiệt. Bên cạnh đó, chúng còn sử dụng chức năng GPS nhằm theo dõi vị trí của thiết bị theo thời gian thực, làm phần cứng bị quá tải và điện thoại dễ bị nóng.

Bạn cần kiểm tra những ứng dụng chạy chế độ nền nếu như điện thoại nhanh tụt pin

Bạn cần kiểm tra những ứng dụng chạy chế độ nền nếu như điện thoại nhanh tụt pin

Những hoạt động bất thường trên điện thoại

Ứng dụng tự đóng mở, thiết bị phát ra âm thanh mặc dù đang đặt chế độ im lặng cho thấy phần mềm gián điệp đang lén lút ghi lại dữ liệu cuộc gọi, phím bấm hoặc kích hoạt camera. Tiếng bíp, tiếng nhiễu thường xuyên phát ra từ điện thoại trong khi gọi điện có thể đây là dấu hiệu của cuộc gọi đang bị nghe lén. Dù vậy, những âm thanh lạ đôi khi xuất phát từ tín hiệu kết nối kém.

Thường xuyên theo dõi lịch sử duyệt web và hoạt động của tài khoản cá nhân để phát hiện hoạt động khả nghi. Hầu hết những nền tảng mạng xã hội đều cho phép bạn xem lại lịch sử hoạt động, thiết bị và vị trí đăng nhập, nếu như phát hiện tài khoản bị xâm nhập thì nên đổi mật khẩu ngay.

Yêu cầu cấp quyền

Những ứng dụng luôn cần quyền truy cập vào một số tính năng của điện thoại. Ví dụ, ứng dụng Messenger sẽ yêu cầu quyền truy cập camera và micro. Do đó, nếu như ứng dụng gửi cho bạn yêu cầu cấp quyền không cần thiết, rất có thể đây là phần mềm gián điệp được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc vô hại. Chẳng hạn, ứng dụng nghe nhạc không cần quyền truy cập camera.

Ngoài ra, bạn chỉ nên cho phép những ứng dụng bản đồ, dịch vụ giao hàng, đặt xe... truy cập vị trí khi đang sử dụng, hạn chế việc thu thập dữ liệu cá nhân cũng như bảo vệ quyền riêng tư.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/nhung-dau-hieu-nhan-biet-dien-thoai-cua-ban-dang-bi-theo-doi-288282.html
Zalo