Những công trình giao thông huyết mạch làm thay đổi diện mạo TP. Hồ Chí Minh

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị TP. Hồ Chí Minh, mở rộng không gian phát triển và từng bước xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh, xứng tầm khu vực.

 Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dài gần 20 km, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Tàu chạy từ 5h đến 22h, giãn cách 8 – 12 phút/chuyến; hành trình từ Suối Tiên (TP. Thủ Đức) đến Bến Thành (quận 1) mất khoảng 30 phút.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dài gần 20 km, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Tàu chạy từ 5h đến 22h, giãn cách 8 – 12 phút/chuyến; hành trình từ Suối Tiên (TP. Thủ Đức) đến Bến Thành (quận 1) mất khoảng 30 phút.

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), TP. Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển mình ngoạn mục về phát triển hạ tầng giao thông. Thành phố đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ hàng đầu cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP và hơn 27% tổng thu ngân sách quốc gia.

Trong tiến trình phát triển đó, giao thông đô thị luôn được xác định là lĩnh vực then chốt. Với dân số khoảng 10 triệu người và mật độ phương tiện dày đặc, thành phố đã tập trung đầu tư hàng loạt công trình giao thông quy mô lớn nhằm giảm áp lực kẹt xe, kết nối liên vùng và mở rộng không gian phát triển. Mỗi tuyến đường, cây cầu, nút giao hay tuyến metro hoàn thành đều góp phần tạo nên diện mạo một đô thị hiện đại, văn minh, xứng tầm khu vực.

Hàng loạt dự án trọng điểm đã và đang được triển khai không chỉ giải quyết bài toán hạ tầng, mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội toàn vùng.

 Cầu Sài Gòn – tuyến kết nối quan trọng giữa trung tâm thành phố và các tỉnh phía Đông

Cầu Sài Gòn – tuyến kết nối quan trọng giữa trung tâm thành phố và các tỉnh phía Đông

 Cầu Ba Son có tổng chiều dài 1.250m, gồm 6 làn xe, tổng kinh phí xây cầu là hơn 1.000 tỉ đồng. Cầu Ba Son có chiều dài hơn 1.400m, có 6 làn xe, tổng kinh phí đầu tư gần 3.100 tỉ đồng

Cầu Ba Son có tổng chiều dài 1.250m, gồm 6 làn xe, tổng kinh phí xây cầu là hơn 1.000 tỉ đồng. Cầu Ba Son có chiều dài hơn 1.400m, có 6 làn xe, tổng kinh phí đầu tư gần 3.100 tỉ đồng

 Cầu Ba Son với kiến trúc dây văng độc đáo là điểm nhấn kết nối trung tâm quận 1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo động lực phát triển không gian đô thị phía Đông

Cầu Ba Son với kiến trúc dây văng độc đáo là điểm nhấn kết nối trung tâm quận 1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo động lực phát triển không gian đô thị phía Đông

 Hầm Thủ Thiêm – công trình ngầm xuyên sông đầu tiên tại Việt Nam – kết nối quận 1 với Khu đô thị Thủ Thiêm, góp phần mở rộng không gian đô thị về phía Đông

Hầm Thủ Thiêm – công trình ngầm xuyên sông đầu tiên tại Việt Nam – kết nối quận 1 với Khu đô thị Thủ Thiêm, góp phần mở rộng không gian đô thị về phía Đông

 Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất của dự án xây dựng đại lộ Đông Tây dài 22 km, trong đó hầm vượt sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.490m. Hầm rộng 33,3m với 2 hướng lưu thông 6 làn xe. Vận tốc thiết kế của hầm là 60km một giờ. Trong hầm cũng có 2 lối thoát hiểm hai bên mỗi bên rộng 2m

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất của dự án xây dựng đại lộ Đông Tây dài 22 km, trong đó hầm vượt sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.490m. Hầm rộng 33,3m với 2 hướng lưu thông 6 làn xe. Vận tốc thiết kế của hầm là 60km một giờ. Trong hầm cũng có 2 lối thoát hiểm hai bên mỗi bên rộng 2m

 Đường Võ Nguyên Giáp (trước là Xa lộ Hà Nội) dài 7.790m, mặt cắt ngang từ 113m đến 153m. Sau khi mở rộng, tuyến đường trở thành đại lộ rộng thoáng, hiện đại, giữ vai trò trục xương sống của giao thông khu vực phía Đông TP. Hồ Chí Minh

Đường Võ Nguyên Giáp (trước là Xa lộ Hà Nội) dài 7.790m, mặt cắt ngang từ 113m đến 153m. Sau khi mở rộng, tuyến đường trở thành đại lộ rộng thoáng, hiện đại, giữ vai trò trục xương sống của giao thông khu vực phía Đông TP. Hồ Chí Minh

 Nút giao hiện đại kết nối đường Võ Nguyên Giáp với đại lộ Mai Chí Thọ, tạo luồng lưu thông thông suốt giữa các khu đô thị, kinh tế phía Đông

Nút giao hiện đại kết nối đường Võ Nguyên Giáp với đại lộ Mai Chí Thọ, tạo luồng lưu thông thông suốt giữa các khu đô thị, kinh tế phía Đông

 Đại lộ Mai Chí Thọ dài hơn 3,8 km, mặt cắt ngang rộng đến 60m, gồm 10 làn xe. Đây là tuyến đường trục chính của Khu đô thị Thủ Thiêm và là một trong những tuyến đường đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh

Đại lộ Mai Chí Thọ dài hơn 3,8 km, mặt cắt ngang rộng đến 60m, gồm 10 làn xe. Đây là tuyến đường trục chính của Khu đô thị Thủ Thiêm và là một trong những tuyến đường đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh

 Tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện đại, rộng 12 làn xe, kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1A và quốc lộ 13, là “đại lộ xanh” nổi bật của thành phố

Tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện đại, rộng 12 làn xe, kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1A và quốc lộ 13, là “đại lộ xanh” nổi bật của thành phố

 Cầu Bình Lợi – một trong những cửa ngõ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh miền Đông – đã được cải tạo để nâng cao năng lực lưu thông.

Cầu Bình Lợi – một trong những cửa ngõ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh miền Đông – đã được cải tạo để nâng cao năng lực lưu thông.

 Cầu Bình Lợi mới dài 1.100m, bao gồm cả đoạn cầu vượt quốc lộ 13; mỗi nhánh rộng 24m, gồm 6 làn xe, góp phần tăng năng lực kết nối khu vực phía Bắc TP. Hồ Chí Minh

Cầu Bình Lợi mới dài 1.100m, bao gồm cả đoạn cầu vượt quốc lộ 13; mỗi nhánh rộng 24m, gồm 6 làn xe, góp phần tăng năng lực kết nối khu vực phía Bắc TP. Hồ Chí Minh

 Nút giao vòng xoay dưới chân cầu Bình Triệu kết nối đường Phạm Văn Đồng với quốc lộ 13, là điểm giao thông trọng yếu cửa ngõ phía Bắc TP. Hồ Chí Minh, góp phần kết nối thành phố với tỉnh Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Nút giao vòng xoay dưới chân cầu Bình Triệu kết nối đường Phạm Văn Đồng với quốc lộ 13, là điểm giao thông trọng yếu cửa ngõ phía Bắc TP. Hồ Chí Minh, góp phần kết nối thành phố với tỉnh Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

 Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây dài hơn 55 km, quy mô 4–8 làn xe, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và sân bay Long Thành trong tương lai, góp phần thúc đẩy liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây dài hơn 55 km, quy mô 4–8 làn xe, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và sân bay Long Thành trong tương lai, góp phần thúc đẩy liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

 Điểm đầu đại lộ Võ Văn Kiệt nằm dọc theo rạch Thị Nghè, kết nối trực tiếp với đường Tôn Đức Thắng và cầu Khánh Hội, tạo trục giao thông xuyên tâm Đông – Tây, góp phần giảm tải cho khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Điểm đầu đại lộ Võ Văn Kiệt nằm dọc theo rạch Thị Nghè, kết nối trực tiếp với đường Tôn Đức Thắng và cầu Khánh Hội, tạo trục giao thông xuyên tâm Đông – Tây, góp phần giảm tải cho khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh

 Hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa chạy dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dài hơn 8,7 km, không chỉ giúp cải thiện giao thông đô thị mà còn tạo cảnh quan xanh, góp phần chỉnh trang và nâng tầm diện mạo khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa chạy dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dài hơn 8,7 km, không chỉ giúp cải thiện giao thông đô thị mà còn tạo cảnh quan xanh, góp phần chỉnh trang và nâng tầm diện mạo khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh

 Tuyến đường Nguyễn Văn Linh dài khoảng 17,8 km, mặt cắt ngang rộng từ 40–120m, kết nối quốc lộ 1A với khu đô thị Phú Mỹ Hưng và cảng Hiệp Phước

Tuyến đường Nguyễn Văn Linh dài khoảng 17,8 km, mặt cắt ngang rộng từ 40–120m, kết nối quốc lộ 1A với khu đô thị Phú Mỹ Hưng và cảng Hiệp Phước

 Cầu Ông Lớn dài gần 300m, rộng 24m, bắc qua rạch Ông Lớn trên trục Nguyễn Văn Linh, kết nối Quận 7 với huyện Bình Chánh, giúp hoàn thiện giao thông khu Nam

Cầu Ông Lớn dài gần 300m, rộng 24m, bắc qua rạch Ông Lớn trên trục Nguyễn Văn Linh, kết nối Quận 7 với huyện Bình Chánh, giúp hoàn thiện giao thông khu Nam

 Cầu Phú Mỹ dài 2.031m, rộng 27,5m với 6 làn xe, là cầu dây văng lớn nhất thành phố, kết nối khu Đông và khu Nam, hoàn thiện trục Vành đai 2

Cầu Phú Mỹ dài 2.031m, rộng 27,5m với 6 làn xe, là cầu dây văng lớn nhất thành phố, kết nối khu Đông và khu Nam, hoàn thiện trục Vành đai 2

 Trục đường Trường Chinh dài hơn 7 km, kết nối từ quận Tân Bình đến ngã tư An Sương (Quận 12), là một trong những tuyến giao thông huyết mạch khu Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh, thường xuyên được nâng cấp mở rộng nhằm giảm áp lực giao thông và kết nối liên vùng

Trục đường Trường Chinh dài hơn 7 km, kết nối từ quận Tân Bình đến ngã tư An Sương (Quận 12), là một trong những tuyến giao thông huyết mạch khu Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh, thường xuyên được nâng cấp mở rộng nhằm giảm áp lực giao thông và kết nối liên vùng

 Nút giao An Sương gồm 3 tầng, tổng chiều dài các nhánh hơn 830m, kết nối quốc lộ 1A và quốc lộ 22, giúp xóa điểm đen ùn tắc tại cửa ngõ Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh và tăng khả năng kết nối liên vùng với các tỉnh Tây Ninh, Long An

Nút giao An Sương gồm 3 tầng, tổng chiều dài các nhánh hơn 830m, kết nối quốc lộ 1A và quốc lộ 22, giúp xóa điểm đen ùn tắc tại cửa ngõ Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh và tăng khả năng kết nối liên vùng với các tỉnh Tây Ninh, Long An

 Nút giao quốc lộ 1A với Xa lộ Hà Nội là điểm kết nối trọng yếu tại cửa ngõ phía Đông TP. Hồ Chí Minh, nơi giao cắt giữa các tuyến vận tải huyết mạch liên vùng, góp phần điều tiết lưu lượng phương tiện từ miền Đông Nam Bộ vào trung tâm thành phố và ngược lại

Nút giao quốc lộ 1A với Xa lộ Hà Nội là điểm kết nối trọng yếu tại cửa ngõ phía Đông TP. Hồ Chí Minh, nơi giao cắt giữa các tuyến vận tải huyết mạch liên vùng, góp phần điều tiết lưu lượng phương tiện từ miền Đông Nam Bộ vào trung tâm thành phố và ngược lại

 Quốc lộ 1A đoạn qua TP. Hồ Chí Minh dài hơn 25 km, đi qua các quận, huyện: Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức…, là tuyến huyết mạch kết nối thành phố với các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và giao thương liên vùng

Quốc lộ 1A đoạn qua TP. Hồ Chí Minh dài hơn 25 km, đi qua các quận, huyện: Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức…, là tuyến huyết mạch kết nối thành phố với các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và giao thương liên vùng

 Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương dài 62 km, quy mô 4 làn xe, là tuyến cao tốc đầu tiên ở miền Nam, kết nối thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương dài 62 km, quy mô 4 làn xe, là tuyến cao tốc đầu tiên ở miền Nam, kết nối thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Thạc Hiếu

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/nhung-cong-trinh-giao-thong-huyet-mach-lam-thay-doi-dien-mao-tp-ho-chi-minh-post410295.html
Zalo