Những bức tượng Hộ pháp trăm tuổi độc đáo nhất Việt Nam

Trong thế giới quan Phật giáo và Ấn Độ giáo, Hộ pháp là những vị thần bảo vệ đạo pháp và người tu hành, có tên gốc trong tiếng Phạn là Dharmapala. Tượng Hộ pháp thường được tạo hình với vẻ oai nghiêm và mạnh mẽ.

1. Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn là nơi đang lưu giữ hai bức tượng Hộ pháp mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt.

1. Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn là nơi đang lưu giữ hai bức tượng Hộ pháp mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt.

Hai bức tượng cổ này có từ thời người người Chăm còn ở thành Đồ Bàn. Sau khi thành Đồ Bàn suy vong, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm, sau đó được người dân địa phương phát hiện, đào lên và thờ dưới tên gọi Ông Đỏ, Ông Đen.

Hai bức tượng cổ này có từ thời người người Chăm còn ở thành Đồ Bàn. Sau khi thành Đồ Bàn suy vong, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm, sau đó được người dân địa phương phát hiện, đào lên và thờ dưới tên gọi Ông Đỏ, Ông Đen.

Có niên đại từ thế kỷ 12–13, mỗi bức tượng làm bằng đá cao khoảng 2,4 mét, thân hình lực lưỡng, tay cầm binh khí. Khuôn mặt được tạo hình với cặp lông mày rậm, mắt to, mũi to, đôi tai to và dài, mang đầy vẻ uy nghiêm.

Có niên đại từ thế kỷ 12–13, mỗi bức tượng làm bằng đá cao khoảng 2,4 mét, thân hình lực lưỡng, tay cầm binh khí. Khuôn mặt được tạo hình với cặp lông mày rậm, mắt to, mũi to, đôi tai to và dài, mang đầy vẻ uy nghiêm.

Nơi hai pho tượng được phát hiện từng là một đền thờ của người Chăm khi thành Đồ Bàn còn hưng thịnh. Theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo, Hộ pháp thường được đặt ở trước cổng của đường vào các công trình kiến trúc tôn giáo. Đây chính là vai trò của Ông Đỏ và Ông Đen khi được tạo tác.

Nơi hai pho tượng được phát hiện từng là một đền thờ của người Chăm khi thành Đồ Bàn còn hưng thịnh. Theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo, Hộ pháp thường được đặt ở trước cổng của đường vào các công trình kiến trúc tôn giáo. Đây chính là vai trò của Ông Đỏ và Ông Đen khi được tạo tác.

2. Bức tượng Hộ pháp bằng gốm men ngà thời nhà Nguyễn là một hiện vật lịch sử độc đáo được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

2. Bức tượng Hộ pháp bằng gốm men ngà thời nhà Nguyễn là một hiện vật lịch sử độc đáo được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Tượng cao khoảng 50 cm, có niên đại vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thể hiện hình ảnh một vị Hộ pháp trong thế đứng uy nghiêm, tay cầm chùy chống xuống đất... Điều kỳ lạ của bức tượng là tạo hình ở phần đầu, với ba chiếc đầu mọc ra từ ba chiếc cổ khác nhau.

Tượng cao khoảng 50 cm, có niên đại vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thể hiện hình ảnh một vị Hộ pháp trong thế đứng uy nghiêm, tay cầm chùy chống xuống đất... Điều kỳ lạ của bức tượng là tạo hình ở phần đầu, với ba chiếc đầu mọc ra từ ba chiếc cổ khác nhau.

Mỗi chiếc đầu đều mang dáng vẻ cổ quái, không giống đầu người, với mắt tròn lồi, trên gờ mắt có hai sừng và đỉnh đầu có một sừng, gò má cao và nhô ra phía trước, mũi nở to...

Mỗi chiếc đầu đều mang dáng vẻ cổ quái, không giống đầu người, với mắt tròn lồi, trên gờ mắt có hai sừng và đỉnh đầu có một sừng, gò má cao và nhô ra phía trước, mũi nở to...

Đây là một tạo hình Hộ pháp rất hiếm gặp ở Việt Nam. Có thể nói không ngoa rằng ngài Hộ pháp này như bước ra từ một tác phẩm văn học viễn tưởng.

Đây là một tạo hình Hộ pháp rất hiếm gặp ở Việt Nam. Có thể nói không ngoa rằng ngài Hộ pháp này như bước ra từ một tác phẩm văn học viễn tưởng.

3. Được tạo tác vào khoảng năm 1118-1121 dưới thời vua Lý Nhân Tông, tượng Hộ pháp Kim Cương chùa Đọi (tỉnh Hà Nam) là minh chứng cho sự hoàn mỹ của về nghệ thuật điêu khắc đá thời Lý. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có trưng bày một bản sao của bức tượng này.

3. Được tạo tác vào khoảng năm 1118-1121 dưới thời vua Lý Nhân Tông, tượng Hộ pháp Kim Cương chùa Đọi (tỉnh Hà Nam) là minh chứng cho sự hoàn mỹ của về nghệ thuật điêu khắc đá thời Lý. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có trưng bày một bản sao của bức tượng này.

Tượng được tạc bằng sa thạch nguyên khối, với dáng võ quan khỏe mạnh, đầu đội mũ có chỏm tròn trên đỉnh, bó sát đầu, ôm lấy hai bên mang tai cho đến tận cằm. Thân tượng vận giáp trụ, bó sát người xuống tận dưới đầu gối, ngực áo có hai xoáy lớn.

Tượng được tạc bằng sa thạch nguyên khối, với dáng võ quan khỏe mạnh, đầu đội mũ có chỏm tròn trên đỉnh, bó sát đầu, ôm lấy hai bên mang tai cho đến tận cằm. Thân tượng vận giáp trụ, bó sát người xuống tận dưới đầu gối, ngực áo có hai xoáy lớn.

Trong thế giới quan của Phật giáo Đại thừa, dòng Phật giáo chủ đạo của Đại Việt, Bát bộ Kim Cương gồm tám vị Hộ pháp có quyền năng rất mạnh. Bất cứ ai tu thiền thành Bồ-tát trên đường thành Phật sẽ được các ngài Kim Cương bảo vệ, không bị thế lực tà ác phá hoại hoặc nhũng nhiễu.

Trong thế giới quan của Phật giáo Đại thừa, dòng Phật giáo chủ đạo của Đại Việt, Bát bộ Kim Cương gồm tám vị Hộ pháp có quyền năng rất mạnh. Bất cứ ai tu thiền thành Bồ-tát trên đường thành Phật sẽ được các ngài Kim Cương bảo vệ, không bị thế lực tà ác phá hoại hoặc nhũng nhiễu.

Theo các nhà nghiên cứu, tám pho tượng Hộ pháp Kim Cương chùa Đọi từng được đặt quanh bảo tháp với ý nghĩa bảo vệ cho tám phương Phật Pháp. Do những biến động lịch sử mà tháp cổ không còn, ngày nay chỉ còn vài tượng còn tồn tại trong tình trạng không nguyên vẹn.

Theo các nhà nghiên cứu, tám pho tượng Hộ pháp Kim Cương chùa Đọi từng được đặt quanh bảo tháp với ý nghĩa bảo vệ cho tám phương Phật Pháp. Do những biến động lịch sử mà tháp cổ không còn, ngày nay chỉ còn vài tượng còn tồn tại trong tình trạng không nguyên vẹn.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-buc-tuong-ho-phap-tram-tuoi-doc-dao-nhat-viet-nam-2030962.html
Zalo