Những bí mật về nữ hoàng Cleopatra khiến thế giới sửng sốt

Nữ hoàng Cleopatra là nhà cai trị nổi tiếng Ai Cập cổ đại. Cuộc đời nữ pharaoh này có nhiều điều thú vị và bất ngờ.

Nữ hoàng Cleopatra VII Thea Philopator nổi tiếng sử sách là pharaoh cuối cùng của triều đại Ptolemaic (305 trước Công nguyên - 30 trước Công nguyên).

Nữ hoàng Cleopatra VII Thea Philopator nổi tiếng sử sách là pharaoh cuối cùng của triều đại Ptolemaic (305 trước Công nguyên - 30 trước Công nguyên).

Sinh ra ở Alexandria, Ai Cập vào khoảng năm 70 trước Công nguyên hoặc 69 trước Công nguyên, Cleopatra VII Thea Philopator là con của pharaoh Ptolemy XII.

Sinh ra ở Alexandria, Ai Cập vào khoảng năm 70 trước Công nguyên hoặc 69 trước Công nguyên, Cleopatra VII Thea Philopator là con của pharaoh Ptolemy XII.

Mẹ của Nữ hoàng Cleopatra chưa xác định được. Vua Ptolemy XII là hậu duệ của nhà vua Macedonia đã chinh phục Ai Cập.

Mẹ của Nữ hoàng Cleopatra chưa xác định được. Vua Ptolemy XII là hậu duệ của nhà vua Macedonia đã chinh phục Ai Cập.

Nữ hoàng Cleopatra sớm bước vào vòng xoáy tranh quyền lực trong gia tộc. Theo sử sách, chị gái của Cleopatra là Berenike IV (hay còn gọi Berenice IV), bị giết vào năm 55 trước Công nguyên sau nỗ lực bất thành nhằm giành lấy quyền lực từ vua cha.

Nữ hoàng Cleopatra sớm bước vào vòng xoáy tranh quyền lực trong gia tộc. Theo sử sách, chị gái của Cleopatra là Berenike IV (hay còn gọi Berenice IV), bị giết vào năm 55 trước Công nguyên sau nỗ lực bất thành nhằm giành lấy quyền lực từ vua cha.

Sau sự kiện này, Cleopatra trở thành người đồng nhiếp chính với cha - pharaoh Ptolemy XII. Khi bố qua đời vào năm 51 trước Công nguyên, Cleopatra kết hôn với em trai là Ptolemy XIII theo "truyền thống" của hoàng gia Ai Cập và cùng nhau cai trị đất nước.

Sau sự kiện này, Cleopatra trở thành người đồng nhiếp chính với cha - pharaoh Ptolemy XII. Khi bố qua đời vào năm 51 trước Công nguyên, Cleopatra kết hôn với em trai là Ptolemy XIII theo "truyền thống" của hoàng gia Ai Cập và cùng nhau cai trị đất nước.

Tuy nhiên, sau đó, các cố vấn hoàng gia gây áp lực buộc Nữ hoàng Cleopatra phải lưu vong, chị gái của bà là Arsinoe IV đã nhân cơ hội để thay thế vị trí quyền lực để trống.

Tuy nhiên, sau đó, các cố vấn hoàng gia gây áp lực buộc Nữ hoàng Cleopatra phải lưu vong, chị gái của bà là Arsinoe IV đã nhân cơ hội để thay thế vị trí quyền lực để trống.

Nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, quyến rũ và có nhiều tham vọng, Nữ hoàng Cleopatra lần lượt có 2 mối tình với những nhân vật quyền lực của đế chế La Mã là Julius Caesar và Mark Antony. Bà hoàng này được cho là đã sinh cho Caesar một con trai, đặt tên là Caesarion, vào năm 47 trước Công nguyên.

Nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, quyến rũ và có nhiều tham vọng, Nữ hoàng Cleopatra lần lượt có 2 mối tình với những nhân vật quyền lực của đế chế La Mã là Julius Caesar và Mark Antony. Bà hoàng này được cho là đã sinh cho Caesar một con trai, đặt tên là Caesarion, vào năm 47 trước Công nguyên.

Sau khi Caesar chết, Nữ hoàng Cleopatra có mối tình với tướng Mark Antony của La Mã và cặp đôi có với nhau 3 người con: cặp song sinh Alexander Helios và Cleopatra Selene II cùng với Ptolemy Philadelphus.

Sau khi Caesar chết, Nữ hoàng Cleopatra có mối tình với tướng Mark Antony của La Mã và cặp đôi có với nhau 3 người con: cặp song sinh Alexander Helios và Cleopatra Selene II cùng với Ptolemy Philadelphus.

Nhờ sự bảo vệ và hỗ trợ của các người tình quyền lực, Nữ hoàng Cleopatra giữ vững được ngai vàng và trở thành nhà lãnh đạo quyền lực của Ai Cập.

Nhờ sự bảo vệ và hỗ trợ của các người tình quyền lực, Nữ hoàng Cleopatra giữ vững được ngai vàng và trở thành nhà lãnh đạo quyền lực của Ai Cập.

Đến tháng 8 năm 30 trước Công nguyên, Cleopatra tự sát bằng cách cho rắn độc cắn sau khi bị dồn vào đường cùng trong cuộc tranh giành quyền lực gắt gao với Octavian - người thừa kế của Caesar (sau này được gọi là hoàng đế Augustus) để nắm quyền kiểm soát Rome.

Đến tháng 8 năm 30 trước Công nguyên, Cleopatra tự sát bằng cách cho rắn độc cắn sau khi bị dồn vào đường cùng trong cuộc tranh giành quyền lực gắt gao với Octavian - người thừa kế của Caesar (sau này được gọi là hoàng đế Augustus) để nắm quyền kiểm soát Rome.

Mời độc giả xem video: Ai Cập mở cửa thành cổ cho du khách tham quan. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/nhung-bi-mat-ve-nu-hoang-cleopatra-khien-the-gioi-sung-sot-post1555151.html
Zalo