Nhìn lại các vụ ám sát Tổng thống, ứng viên Tổng thống trong lịch sử nước Mỹ

Vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania của cựu Tổng thống Trump hôm 13/7 là một trong hơn chục vụ tấn công nhằm vào các Tổng thống hoặc ứng viên Tổng thống trong lịch sử nước Mỹ.

Phóng viên tụ tập bên ngoài Bệnh viện Good Samaritan, nơi Robert F. Kennedy được chuyển đến sau khi ông bị bắn trong Chiến dịch tranh cử Tổng thống vào ngày 5/6/1968 tại Los Angeles, California (Ảnh: Getty)

Phóng viên tụ tập bên ngoài Bệnh viện Good Samaritan, nơi Robert F. Kennedy được chuyển đến sau khi ông bị bắn trong Chiến dịch tranh cử Tổng thống vào ngày 5/6/1968 tại Los Angeles, California (Ảnh: Getty)

Theo một báo cáo mà Quốc hội Mỹ công bố năm 2008, đã có 15 "cuộc tấn công trực tiếp" nhằm vào các Tổng thống, tổng thống đắc cử và ứng viên Tổng thống từ năm 1835 đến năm 2005, và kể từ sau đó còn có thêm nhiều vụ việc tương tự khác.

Năm 2011, một người đàn ông bị buộc tội âm mưu ám sát Tổng thống Barack Obama sau khi đã nổ súng vào Nhà Trắng, và vào năm 2018, Sở Mật vụ đã chặn được một quả bom ống được gửi cho ông Obama.

Năm 2016, tại cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên Donald Trump lúc bấy giờ ở Las Vegas, một người đàn ông đã cố gắng giành lấy súng của một sĩ quan cảnh sát và sau đó thừa nhận có ý địnhám sát ông Trump. Một năm sau, một người đàn ông khác định đánh cắp một chiếc xe nâng trong một cuộc vận động tranh cử của ông Trump nhằm âm mưu ám sát.

Dưới đây là những cuộc tấn công đáng chú ý khác nhằm vào các Tổng thống và ứng viên Tổng thống Mỹ trong thế kỷ 20 và 21.

George W. Bush

 Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili (phải) nắm tay Tổng thống Mỹ George W. Bush (trái) vào ngày 10/5/2005 tại Quảng trường Tự do ở thủ đô Tbilisi của Gruzia. Đây là thời điểm vụ ám sát xảy ra (Ảnh: AFP)

Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili (phải) nắm tay Tổng thống Mỹ George W. Bush (trái) vào ngày 10/5/2005 tại Quảng trường Tự do ở thủ đô Tbilisi của Gruzia. Đây là thời điểm vụ ám sát xảy ra (Ảnh: AFP)

Năm 2005, một kẻ tấn công đã ném lựu đạn về phía Tổng thống Bush trong một sự kiện tổ chức ở Tbilisi, Georgia. May mắn thay, thiết bị này không phát nổ.

Ronald Reagan

 Hiện trường vụ ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bên ngoài khách sạn Washington Hilton, Washington, D.C. ngày 30/3/1981 (Ảnh: Getty)

Hiện trường vụ ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bên ngoài khách sạn Washington Hilton, Washington, D.C. ngày 30/3/1981 (Ảnh: Getty)

Tổng thống Reagan đang rời khách sạn Hilton ở Washington, D.C. sau cuộc nói chuyện với Liên đoàn lao động và hiệp hội các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO) thì bị kẻ tấn công John Hinckley Jr. bắn bằng một khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng 22.

Một trong số những viên đạn đã trúng vào chiếc limousine và nảy lại trúng người Reagan, khiến ông bị thương.

“Các vết thương của Tổng thống Reagan không hề được nhận biết cho đến khi ông bắt đầu ho ra máu”, theo Thư viện Reagan. Ba người khác bị thương trong vụ tấn công.

Gerald R. Ford

 Các nhân viên Sở Mật vụ, cảnh sát và những người ngoài cuộc phản ứng sau khi Sara Jane Moore cố gắng ám sát Tổng thống Gerald R. Ford tại San Francisco, California ngày 22/9/1975 (Ảnh: Thư viện Gerald R. Ford)

Các nhân viên Sở Mật vụ, cảnh sát và những người ngoài cuộc phản ứng sau khi Sara Jane Moore cố gắng ám sát Tổng thống Gerald R. Ford tại San Francisco, California ngày 22/9/1975 (Ảnh: Thư viện Gerald R. Ford)

Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, Gerald Ford là Tổng thống duy nhất được ghi nhận là sống sót sau 2 vụ xả súng nhằm vào ông.

Vào ngày 5/9/1975, kẻ tấn công Lynette Alice Fromme tung đòn ám sát Ford, nhưng phát súng duy nhất mà gã bắn ra đã chệch hướng.

17 ngày sau, kẻ tấn công Sara Jane Moore bắn trượt mục tiêu ở phát bắn đầu tiên. Trong lần thứ hai, một người ngoài cuộc đã chộp lấy khẩu súng và viên đạn nảy sang một tài xế taxi. Báo cáo cho biết anh ta bị thương nhưng đã bình phục.

George C. Wallace

 Thống đốc George C. Wallace và vợ Cornelia, cầm một tờ báo ngày 17/5 với dòng tiêu đề nói về chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống sau vụ ám sát bất thành (Ảnh: Getty)

Thống đốc George C. Wallace và vợ Cornelia, cầm một tờ báo ngày 17/5 với dòng tiêu đề nói về chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống sau vụ ám sát bất thành (Ảnh: Getty)

Lúc còn là Thống đốc bang Alabama và ứng cử viên Tổng thống đầy tiềm năng của đảng Dân chủ, ông Wallace đã bị bắn sau khi tham dự một sự kiện tranh cử ở Laurel, bang Maryland vào ngày 15/5/1972.

Ông Wallace bị trúng 5 phát đạn và bị liệt từ thắt lưng trở xuống.

Là một người theo chủ nghĩa phân biệt trước vụ nổ súng, vụ việc đã thay đổi quan điểm của ông. Wallace “đã dành những năm còn lại của mình để tìm kiếm sự tha thứ từ cộng đồng người Da đen vì sự thù hận và chia rẽ mà ông đã gieo rắc lúc còn ở đỉnh cao của phong trào dân quyền”.

Robert F. Kennedy

 Joseph P. Kennedy II và mẹ ông, Ethel Kennedy, ngồi bên mộ của Robert F. Kennedy tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Arlington, Virginia vào ngày 9/8/1968 (Ảnh: Getty)

Joseph P. Kennedy II và mẹ ông, Ethel Kennedy, ngồi bên mộ của Robert F. Kennedy tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Arlington, Virginia vào ngày 9/8/1968 (Ảnh: Getty)

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở California vào ngày 5/6/1968, ông Kennedy đang đi bộ qua nhà bếp tại khách sạn Ambassador thì bị bắn bởi kẻ tấn công có tên Sirhan Sirhan – một công dân Jordan/Palestine.

Tổng thống Kennedy qua đời vào ngày hôm sau.

Harry S. Truman

Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, Oscar Collazo và Griselio Torresola đã nổ súng vào Nhà Trắng vào ngày 1/11/1950.

Tổng thống Truman không hề hấn gì, nhưng một sĩ quan cảnh sát Nhà Trắng thiệt mạng và hai người khác bị thương.

Franklin D. Roosevelt

Ba tuần trước khi đắc cử, ông Roosevelt nghe thấy thứ mà ông nghĩ là tiếng pháo nổ khi kẻ tấn công Giuseppe Zangara nổ súng vào ngày 15/2/1933.

Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, những viên đạn đã bắn trượt ông Roosevelt, nhưng lại trúng và giết chết Thị trưởng Chicago Anton Cermak, người đang đứng gần đó.

Theodore Roosevelt

 Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt ngay trước âm mưu ám sát do John F. Schrank thực hiện (Ảnh: Flickr)

Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt ngay trước âm mưu ám sát do John F. Schrank thực hiện (Ảnh: Flickr)

Teddy Roosevelt là vị Tổng thống hai nhiệm kỳ - ông được bổ nhiệm vào chức vụ cao nhất sau vụ ám sát Tổng thống lúc bấy giờ là William McKinley vào năm 1901 và giành thêm được nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1904 - và bắt đầu vận động cho nhiệm kỳ thứ ba.

Theo Thư viện Quốc hội, ông Roosevelt đang rời bữa tối tại một khách sạn ở Milwaukee, Wisconsin vào ngày 14/10/1912 thì bị kẻ tấn công John Schrank nhắm bắn bằng khẩu súng lục ổ quay Colt cỡ nòng .38.

Theo ghi chép của Thư viện Quốc hội Mỹ, Schrank nằm mơ thấy McKinley yêu cầu gã trả thù cho cái chết của mình.

Theo ghi chép, những viên đạn của Schrank có lẽ đã bắn trúng Roosevelt nếu không có tệp bài phát biểu dày 50 trang của Tổng thống, gấp trong túi áo khoác và hộp đựng kính mắt bằng kim loại của ông.

Có bao nhiêu Tổng thống đương nhiệm bị ám sát?

Trong lịch sử nước Mỹ, có 4 vị Tổng thống đã bị ám sát ngay trong nhiệm kỳ của họ tại Nhà Trắng: Abraham Lincoln, James A. Garfield, William McKinley và Robert F. Kennedy.

Lincoln bị John Wilkes Booth bắn vào đầu ngày 14/4/1865 khi đang xem buổi biểu diễn tại Nhà hát Ford ở Washington, D.C. Ông qua đời vào sáng hôm sau.

Garfield bị Charles Guiteau bắn ngày 2/7/1881 tại Ga Đường sắt Baltimore và Potomac ở Washington, D.C. Garfield bị bắn vào lưng và một viên đạn khác sượt qua vai ông. Ông sống thêm 79 ngày nữa trước khi qua đời vào ngày 19/9 do nhiễm trùng khi bác sĩ điều trị vết thương cho ông bằng tay không và dụng cụ y tế không được khử trùng.

McKinley bị Leon Czolgosz bắn vào ngày 6/9/1901 tại Buffalo, New York. Ông bị trúng hai phát đạn vào bụng và qua đời ngày 14/9.

Kennedy bị ám sát ngày 22/11/1963 khi đang đi trên một đoàn xe ở Dallas, Texas, cùng với đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy, Thống đốc bang Texas lúc đó là John Connally, và vợ của ông Connally, bà Nellie Connally. Vị Tổng thống bị Lee Harvey Oswald bắn vào lưng và đầu từ tầng 6 của một tòa nhà gần đó. Ông Kennedy được tuyên bố đã chết tại một bệnh viện địa phương khoảng 30 phút sau vụ nổ súng.

Theo Axios

Huyền Chi

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/nhin-lai-cac-vu-am-sat-tong-thong-ung-vien-tong-thong-trong-lich-su-nuoc-my-post176461.html
Zalo