Nhiều trường đại học được đầu tư, nâng cấp phòng thí nghiệm bán dẫn

Theo chương trình 'Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050' vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ có 18 trường đại học công lập được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở để đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng. Tại TPHCM, có 03 đơn vị nằm trong danh sách này.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) là trong 3 trường đại học tại TPHCM được chọn để xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn vừa được công bố. Để được chọn, đơn vị phải đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể liên quan đào tạo vi mạch, bán dẫn.

Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia (CNTT, ĐHQG TPHCM) cũng nằm trong danh sách được đầu tư phòng thí nghiệm từ Chính phủ, góp phần thực hiện chiến lược đào tạo nhân lực ngành bán dẫn mà ĐHQG TPHCM đã chuẩn bị.

Theo đề án, ngoài các phòng thí nghiệm ở cơ sở, cũng sẽ có những phòng thí nghiệm dùng chung cấp quốc gia được đầu tư. Như vậy, hạ tầng cho việc đào tạo ngành bán dẫn đang từng bước nâng cấp; các cơ sở đào tạo thì cũng đã sẵn sàng về nguồn lực con người. Việc còn lại, là phải đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp, để họ đồng hành cùng đơn vị đào tạo.

Theo thống kê, chỉ riêng năm 2024, đã có ít nhất 10 đơn vị mở đào tạo ngành vi mạch, bán dẫn, con số tính chung trên cả nước là xấp xỉ 50 trường. Mục tiêu phải đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn./.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/nhieu-truong-dai-hoc-duoc-dau-tu-nang-cap-phong-thi-nghiem-ban-dan-237748.htm
Zalo